Mặt bằng biệt thự 110m2 BT741077

5,000,00020,000,000

Mã: N/A Danh mục: ,

Mô tả

  • Mã Sản PhẩmMẫu biệt thự BT741077
  • Số TầngNhà biệt thự 2 tầng
  • Phong CáchBiệt thự hiện đại
  • Chiều Cao TầngTrống
  • Mặt Tiền8m
  • Chiều Sâu13m
  • Diện Tích110m2
  • Kinh Phí Đầu TưKhoảng 1 đến 1.3 tỷ đồng
  • Kích Thước Đất220m
  • Phương Án MóngMóng Cọc
  • Cấu Tạo MáiVì kèo
  • Cấu Tạo ThangTay vịn gỗ, mặt gỗ, cổ đá
  • Lát SànT1: Gạch, T2: Gạch
  • Chất Liệu CửaCửa chính, Thông phòng gỗ, Kính
  • Trần GiảTrống
  • Phòng Khách24m2
  • Phòng SHCTrống
  • Phòng Ngủ3 phòng ngủ
  • Phòng Thờ10m2
  • Phòng Vệ Sinhwc1: 5m2, wc2: 6m2
  • Gara ô tôKhông có gara ô tô trong nhà
  • Phòng khácPhòng bếp ăn: 15m2
  • Quy cách hồ sơKhổ A3, khoảng 100 trang

Phối cảnh 3D biệt thự 2 tầng 110m2 chữ L đẹp 3 phòng ngủ

Chuyện xây nhà từ cổ chí kim

Trước đây, đất rộng người thưa, người ta thường xây nhà ở một tầng, có phần mái bao phủ toàn bộ ngôi nhà là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Hình dáng tổng thể từ trên xuống của ngôi nhà không bị khuyết góc hay thừa thẹo gì. Nhưng với kiến trúc hiện thời, thì các nhà đều có các tầng lầu và có nhiều hình dáng khác nhau theo phong cách kiến trúc khác nhau, mặt bằng công năng cũng không vuông vức, có khi khuyết ở các góc khác nhau. Vậy hình dáng của toàn công trình và mặt bằng không vuông vức có ảnh hưởng tốt xấu theo phong thủy không?

Hình dáng ngôi nhà vuông, chữ U, chữ L thì sao?

Theo kiến trúc sư cho rằng hình dạng nhà cũng đã được phân theo ngũ hành:

Hình vuông thuộc có ngũ hành là thổ, nhà xây trên nền đất cho nên hình vuông là hình phù hợp nhất theo phong thủy. Tuy nhiên, có nhiều loại công trình khác nhau, có công trình lại xây giữa ao hay hồ, dạng như thủy đình, hay nhà hàng trên sông.

Hình chữ nhật có hình dáng dài, cho nên được xếp là ngũ hành mộc. Và các công trình trên mặt nước hay nửa trên bờ và nửa đua trên nước thì lấy hình chữ nhật là phù hợp với phong thủy, để lấy được ngũ hành của thủy sinh ngũ hành mộc của công trình. Xem thêm nhà 2 tầng hình chữ L

Hình tròn có ngũ hành là kim, cho nên mộ người ta cũng hay xây hình tròn hoặc bát giác, vì thổ của đất sinh ngũ hành kim. Còn nhà ở thì ít xây hình tròn vì không gian sử dụng khó đặt đồ, tuy nhiên các công trình trên mặt nước thường được lấy là hình tròn hoặc lục giác, vì lấy ngũ hành kim tương sinh với ngũ hành thủy.

Hình tam giác thuộc về hỏa, cũng ít được sử dụng trong công trình nhà ở, chỉ có Kim tự tháp hoặc các công trình đặc thù mới dùng.

Hình uốn lượn được xếp vào ngũ hành thủy, cũng ít được lấy làm thiết kế kiến trúc, vì ngũ hành thủy và thổ xung phá nhau, hơn nữa về mặt không gian khó sắp đặt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp làm phần mái uốn lượn để mô phỏng ý tưởng, ví dụ khi quan sát Trung tâm hội nghị Quốc gia trên đường Phạm Hùng, Hà Nội sẽ có liên tưởng phần mái nói lên hình tượng con thuyền lướt trên sóng.

Mặt tiền nhà biệt thự 110m2 mặt tiền 8m đẹp 2 tầng

Như vậy, phần hình dáng của công trình đã được phân ra phù hợp với ngũ hành theo phong thủy. Để xem ảnh hưởng của hình dạng nhà, trong số này, chúng ta cùng nhìn nhận về kiến trúc của nhà ở là biệt thự.

Đối với ngôi nhà có mặt bằng công năng là hình vuông thì các cung tốt vẫn đầy đủ, được chia thành 9 cung, trong đó 8 cung ứng với 8 hướng và cộng thêm trung cung thành 9 cung. Luôn luôn được phân thành 3 cung tốt, 3 cung bình, 3 cung xấu. Chính vì vậy, một ngôi nhà mà bỏ đi cung tốt thì nhà đó bớt thịnh, nếu bỏ đi cung xấu thì nhà đó sẽ tốt lên.

Nếu mặt bằng ngôi nhà 2 tầng hình vuông, mà phần mái có khuyết bên trái hay bên phải cũng chẳng ảnh hưởng gì. Vì nhìn từ trên xuống, tức là từ thiên xuống địa, thì hình dáng tổng thể của ngôi nhà là bao gồm tất cả các tầng. Quan trọng là người ngủ ở phương vị nào trên 9 cung, tức là nhân đặt ở vị trí nào trên 9 cung tính theo Thiên và Địa. Cho nên, dù hình dáng của mái ngôi nhà có khuyết góc nào đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng đến phong thủy tốt xấu của toàn bộ ngôi nhà.

Phần mái nhà có các góc chĩa ra các hướng khác nhau, tạo nên các xung khí mạnh hướng ra, cho nên ảnh hưởng đến các không gian xung quanh, chứ không ảnh hưởng đến không gian trong nhà. Xung khí của nhà này ảnh hưởng đến nhà kia, do đó, góc nhọn nhà khác sẽ ảnh hưởng tới nhà của mình. Vì vậy, trên một lô đất có nhiều công trình phải tính quy hoạch kiến trúc cùng với quy hoạch phong thủy ngay từ đầu, để các công trình không xung phá nhau. với nhà biệt thự 2 tầng đơn giản đẹp

Các cụ thường có câu “góc ao, đao đình” chĩa vào nhà, thì nhà hay gặp chướng họa. Ngày xưa các cụ khi làm các đầu đao đều có hoa văn và hình tượng các linh vật ngậm đầu đao, vừa hóa giải phong thủy và vừa tạo nên các hoa văn đẹp; còn thời bây giờ, xây chùa đình bằng bê tông lại làm trơn tru và rõ hình dáng đầu đao, cho nên tạo ra nhiều xung xạ xấu. Có một cách hóa giải khác là trồng cây chắn các góc đầu nhọn chĩa ra, hoặc góc ao cũng trồng cây để trấn, hay nắn thủy sao cho tụ vào nơi vượng khí để sinh tài lộc.

Với hệ thống lỗ thoáng, cửa sổ, cửa ban công và tường dày nhà như được trang bị hệ thống điều hòa tự nhiên trước thời tiết khắc nghiệt của miền Bắc.

Có thể thấy mẫu nhà chữ L là một trong những mẫu nhà phổ biến ở Việt Nam bởi sự thông thoáng và tạo được công năng tối đa nhất. Tuy nhiên, theo thuật phong thủy của nước ta, mẫu nhà chữ L là biểu hiện của sự mất cân bằng và thiếu sót, được cho là mẫu nhà có phong thủy xấu. Vậy thì gia chủ phải làm sao để hóa giải hiện tượng này?

Sở dĩ mẫu nhà chữ L bị coi là có phong thủy xấu vì tổng quan hình dáng của mẫu nhà này như một con dao phay mà vị trí đại hung lại nằm ở phần lưỡi dao. Những ngôi nhà thiết kế theo mẫu chữ L đặc trưng bởi các góc khuyết gây bất lợi về mặt tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là gia chủ.

Mặt bằng nội thất tầng 1 nhà 110m2 chữ L ở Mê Linh Sóc Sơn

Ngôi nhà có cấu trúc 2 tầng. Tầng một là1 phòng khách (24m2), gara (19m2), phòng bếp+ăn (15m2), sảnh chính (3m2), phòng ngủ 1: (12m2). Tầng  là phòng ngủ, khu vực học tập và không gian vui chơi của trẻ nhỏ. Hầu hết các không gian chức năng của ngôi nhà được đặt ở một bên, bên còn lại là hành lang chung, nơi không chỉ kết nối giữa các khu vực trong nhà mà còn cả với không gian ngoài trời. Bằng cách mở giếng trời xuyên suốt toàn bộ ngôi nhà, không gian sống bên trong được đón ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà, loại bỏ cảm giác tù túng, chật hẹp.

vẫn có được cho riêng mình một không gian thư giãn đầy thư thái như là mảnh sân nằm tại góc chữ L của ngôi nhà. Với giếng trời bên trên, không gian cho phép gia chủ có thể trồng một vài chậu cây xanh hay ngồi đọc sách và tận hưởng ánh sáng tự nhiên.

Ngôi nhà biệt thự 110m2 được thiết kế với 2 tầng gồm: Tầng 1, lầu 2. Tầng trệt được bố trí với lối giao thông xuyên suốt căn nhà, bắt đầu từ cánh cổng vuông vắn từ bên ngoài và khoảng sân nhỏ mộc mạc sạch sẽ, phòng khách và bếp được nối liền bởi khoảng hành lang giếng trời cũng chính là lối cầu thang đi lên, hướng giao thông chính của toàn bộ công trình.

Tầng trệt của tòa nhà bao gồm không gian cho phòng khách và bếp ăn. Không gian được thiết kế rất ấn tượng với bục ghế ngồi kéo dài suốt từ tủ tivi phòng khách tạo cảm giác không gian như được nới rộng ra. Một khu vườn xinh xắn được thiết kế ngay trong nhà là bước chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa không gian phòng khách và bếp ăn – giữa không gian sinh hoạt chung với không gian sinh hoạt riêng tư cho gia đình.

Mặt bằng nội thất tầng 2 nhà 2 tầng 110m2 hình chữ L

Thiết kế nội thất nhà 2 tầng 110m2 với cách bố trí đồ đạc gọn gàng

Điểm nhấn của ngôi nhà biệt thự 110m2 là những mảng vật liệu hiện đại như cầu thang bằng kính cùng các vật liệu tạo cảm giác gần gũi đá mài, gỗ tự nhiên và cây xanh. Các KTS đã chọn lựa với sự tỉ mỉ và cẩn thận các loại vật liệu phù hợp để đáp ứng được các nhu cầu về ánh sáng, thẩm mỹ và thân thiện với môi trường.

Lối thiết kế tối giản, màu sắc trung tính với màu trắng làm chủ đạo, đan xen với những điểm nhấn là những mảng vật liệu truyền thống như hoa gió, gạch, đá và gỗ tự nhiên làm cho căn nhà trở nên tinh gọn và mềm mại hơn.

Điểm nhấn làm cho ngôi nhà trở nên đáng yêu hơn đó chính là việc làm được thiết kế với những kiến trúc đẹp và được thiết kế với những kiến trúc đẹp

Mặt bằng mái nhà biệt thự 110m2 đẹp chữ L ở Hà Nội

Sử dụng việc lựa chọn kiểu dáng mái cũng là điều gia chủ cần lưu ý

Có lẽ sự khác biệt đó là từ ý đồ thực dụng. Mặt phẳng nghiêng dễ thoát nước và dễ thi công. Bởi mái nhà là bộ phận quan trọng nhất trên để bảo vệ ngôi nhà đó có chắc chắn hay không. Vì mái nhà là phần che chở và bảo vệ cho ngôi nhà khỏi các tác động của mưa gió.

Mái nhà bằng gỗ lợp ngói, dốc nghiêng nghiêng, bốn mái tiếp giáp nhau, cái diềm mái cong lên ở phần cuối theo kiểu “đầu đao lá mái”.

Đầu đao là cái đòn tay (hoành) hình chữ nhật, đặt nghiêng trên vì kèo ở sát diềm mái và hớt cong lên ở các góc mái, trên có gắn thêm mảnh ván hình chữ nhật, để đỡ hàng ngói cuối cùng. Từ ngoài nhìn vào, hình dáng hớt cong lên giống như lưỡi “đao”, một thứ vũ khí lợi hại thuở xưa. Và lá mái, mặt mái cong cong, uyển chuyển, nhẹ như tàu lá, nhờ đặc điểm cấu tạo kiến trúc này, mái ngói vẩy cá, ngói mũi hài, ngói ống âm dương… dày và nặng trên hệ thống cột bề thế, chắc nịch, cong vút lên ở các góc. Hình khối vững chắc trải ra theo chiều dài, chiều rộng, nhờ nét cong cong tài tình này, mất hẳn dáng lụp xụp nặng nề, hoà nhịp với thiên nhiên. Nói lên khát vọng con người như muốn cất cánh bay lên khám phá huyền bí trong mệnh mông vũ trụ.

Công trình trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng, hài hoà trong khối cây xanh đậm. Ngày nay trên đường phố Bắc Kinh (Trung Quốc) không ít những công trình cao tầng, thật lớn, vẫn có nhịp điệu mái cong rất dễ chịu.

Nhiều người tưởng dáng mái cong sao chép từ Trung Quốc. Đương nhiên do giao lưu văn hoá, chịu ảnh hưởng lẫn nhau, nhất là với Trung Quốc, nước láng giềng lớn, văn hoá sớm phát triển. Nhưng văn hoá Đại Việt đâu có phải vì thế mà xoá nhoà đặc điểm dân tộc. Hãy thử đi sâu hơn một chút. Nhà biệt thự 2 tầng mái thái

Mái cong xuất hiện từ lâu lắm rồi. Có tài liệu nói ở Nhật Bản, Trung Quốc thế kỷ thứ VII đã thấy hớt nhẹ ở góc mái. Ở ta chưa có nghiên cứu đầy đủ với những luận cứ chính xác và khoa học, nhưng nhiều lý lẽ để có thể tạm coi sớm hơn nhiều. Cư dân Việt cổ với nền văn minh Văn Lang, vốn đã thạo nghề sông thuyền có thể là minh chứng. Dựa vào đó, đoán xét hình dáng cong cong con thuyền lại in dấu trong ngôi nhà thân thuộc. Nhiều di chỉ khảo cổ thấy những viên cuội một mặt hình người, mặt kia hình ảnh lều nhỏ với hai cột chống mái hơi cong. Phải chăng từ thời Văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn cách đây hàng vạn năm, nhà sàn mái cong, dáng dấp con thuyền đã là sản phẩm in dấu Việt cổ?

Qua ngàn vạn năm mái cong đã được thử thách, phối hợp với kiến trúc cổ và đất nung, cứ thế đi vào tâm hồn tình cảm của người Việt Nam.

Khai thác dáng cong của mái nhà VIệt Nam trong kiến trúc hiện đại, có thể giữ nguyên hình dáng, có thể cách điệu, vừa tăng hiệu quả thẩm mỹ, vừa uyển chuyển cốt cách dân tộc, lại giữ vững gạch nối truyền thống: Văn minh Đại Việt

Gần đây với ý thức quay về cội nguồn, nhiều tác giả đã đưa cái mái ngói cong hoặc không cong vào cả những công trình cao mấy chục tầng, có người mái không cong, nhưng cuối bờ nóc, bờ chảy gắn thêm một gờ nhỏ, là một cách điệu cũng dễ nhìn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không mấy thành công. Có công trình chỉ một lối vào ngày sát phố đông, làm mái đón sảnh lấn cả ra hè, chỉ riêng quầy đón tiếp ở trong nhà làm các mái treo lợp ngói ống. Nhưng thô bạo nhất là trụ sở Nhà hát Ca Múa Nhạc Hà Nội, phố Lương Văn Can. Cả mặt phẳng kính rộng lớn ngay sát hè, được đắp nổi “gác Khuê Văn” to gần bằng thật, làm mái sảnh cứ như muốn đổ sập xuống đầu khách qua đường. Chao ôi là khập khiễng!

Hệ mái còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chống mưa hắt, che nắng, giảm bức xạ mặt trời. Cửa sổ rộng với kết cấu trong kính, ngoài chớp, lại có mái che cùng hệ thống các lỗ thoáng ở thân tường trên cửa sổ sát trần và trên sàn, giúp làm tăng khả năng đối lưu không khí, thông thoáng tự nhiên đảm bảo điều kiện vi khí hậu trong phòng tốt nhất cả trong mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá.

Ngoài ra, hệ thống mái còn có mái che ban công, hàng mái dài giữa các tầng chạy ngang cả tòa nhà, mái trên tháp, mái ống khói, các mái tam giác trên nóc nhà…

Để nhận được chi tiết báo giá thiết kế và xây dựng tron gói vui lòng liên hệ Hotline: 0914 581 221

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mặt bằng biệt thự 110m2 BT741077”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin hỗ trợ