Nhà cấp 4 800 triệu 140m2 BT806077

5,000,00020,000,000

Mã: N/A Danh mục: ,

Mô tả

  • Mã Sản Phẩm

    BT806077

  • Số Tầng

    1 tầng

  • Phong Cách

    Biệt thự 1 tầng mang phong cách tân cổ điển

  • Chiều Cao Tầng

    Trống

  • Mặt Tiền

    13m

  • Chiều Sâu

    11m

  • Diện Tích

    180m2

  • Kinh Phí Đầu Tư

    Khoảng 1 đến 1.2 tỷ đồng

  • Kích Thước Đất

    16x30m = 480m2

  • Phương Án Móng

    Móng Băng

  • Cấu Tạo Mái

    Vì Kèo

  • Cấu Tạo Thang

    Trống

  • Lát Sàn

    T1: Gạch

  • Chất Liệu Cửa

    Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính

  • Trần Giả

    Thạch cao

  • Phòng Khách

    Trống

  • Phòng SHC

    Không có phòng SHC

  • Phòng Ngủ

    3 phòng ngủ

  • Phòng Thờ

    Trống

  • Phòng Vệ Sinh

    Trống

  • Gara ô tô

    Trống

  • Phòng khác

    Trống

  • Quy cách hồ sơ

    Khổ A3, khoảng 100 trang

Sự phát triển của nghề kiến trúc luôn nằm trong dòng chảy chung của phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay có thể thấy là thời kỳ nở rộ của vô số loại hình thiết kế – xây dựng từ cao đến thấp. Từ phá giá và miễn phí thiết kế để nhận thầu trọn gói, đến nhận thiết kế phí giá cao vì có tiếng qua giải thưởng quốc tế, chỉ cần vài cái click chuột là có thể kết nối được các bên cung cầu gặp nhau. Thế nhưng theo thời gian, tôi và những anh em sống

được với nghề nhận thấy mình chỉ tồn tại qua thực tế chăm chút từng công trình và cố gắng dung hòa lợi ích với gia chủ. Những phần mềm ảo diệu, những thử nghiệm xa lạ khí hậu và văn hóa Việt, những sao chép thiếu căn cứ… dần dần được các gia chủ thông minh sàng lọc lại và loại bỏ. Gia chủ bây giờ trẻ tuổi, năng động hơn và cá tính hơn cũng nhận ra đâu là chân giá trị, để mái nhà Việt đương đại dần trở về các giá trị cốt lõi là tiện nghi và thẩm mỹ, là chốn an cư và nơi thụ hưởng thực chất không gian bên trong chứ không quẩn quanh ở mặt tiền khoe mẽ bên ngoài.

Thể loại nhà ở Việt thời gian qua đã có nhiều bước tiến khá nổi bật dễ nhận thấy qua truyền thông, đa số đều mới mẻ, tiệm cận với thế giới về các giải pháp hình khối, xử lý chất liệu, xanh hóa công trình. Yếu tố tương tác trên mạng xã hội đã đưa người làm nghề đến gần hơn, nhanh hơn với khách hàng của mình và cũng bộc lộ nhược điểm: các hình thức mới hầu hết chưa được thực tiễn kiểm chứng, khi cái sang chưa theo kịp cái giàu, lớp vỏ văn minh chưa đi từ phông nền văn hóa. Theo tôi bức tranh mái nhà Việt đương đại dường như vẫn đa sắc hơn là sâu sắc, gây được ấn tượng thị giác nhiều hơn cảm giác an cư. Và những người làm nghề tạo dựng không gian cư trú hiện nay đều có ít nhiều trăn trở.

 

– Trăn trở thứ nhất là sự chuyển đổi hình thức quá nhanh chưa tương đồng chuyển đổi về không gian và văn hóa ở: nhiều kiến trúc sư nôn nóng khẳng định cá tính được tiếp thu kiểu thức khắp nơi trên thế giới nhờ tư liệu internet dồi dào đã nhanh chóng phủ nhận các kiểu thức nhà cũ. Điều này cùng với hiệu ứng đám đông khiến nhiều ngôi nhà trở thành “sân chơi” của các thể nghiệm, nhà của sự kiện, sắp đặt theo thời vụ, nhiếp ảnh ý niệm… nhiều hơn là nhà để ở lâu dài.

Trong khi thực chất phân chia mặt bằng không gian và kỹ thuật xây cất vẫn vậy, đôi chút khác biệt so với 20 năm trước xuất hiện ở thêm chỗ để xe, trồng cây trên mái hoặc tường xanh, còn khá nhiều vấn đề trở thành “đặc sản” của điều kiện sống tại Việt Nam thì chưa được giải quyết thấu đáo. Ví dụ có nhiều ngôi nhà để bê tông trần hay xây gạch trần hoàn toàn, bố trí bàn thờ nằm dưới phòng vệ sinh ở trên, trồng cây to trong giếng trời và trên mái… dẫn đến giải quyết các quan niệm về văn hóa truyền thống, an ninh, vệ sinh, thấm dột, tích tụ nhiệt và bụi bẩn… khá phức tạp và tốn kém. Mọi diễn giải, trình chiếu, lập ngôn chỉ là bề nổi, dẫu được gia chủ đồng thuận đi chăng nữa thì vẫn nhằm thể hiện cá tính đơn lẻ và không nên cổ súy quá đáng trên truyền thông, bởi theo thời gian chúng đã bộc lộ rất nhiều bất cập.

 

Trăn trở thứ hai là sự thiếu kết nối. Từ kết nối với hạ tầng chung, cảnh quan, tiện ích và mỹ thuật đô thị, đến kết nối trong quá trình làm nhà giữa các bên chuyên môn, kết nối các thế hệ cùng chung sống… đều còn nhiều câu hỏi chưa rõ lời giải. Những vấn đề chung có thể nằm ngoài tầm với, thuộc về cấp độ quản lý và xây dựng đô thị, nhưng sự ngọ nguậy của giới làm nghề cũng “góp tay” phá vỡ cảnh quan chung không ít. Hãy thử nhìn một số khu đô thị mới, trong đó có khu vực phải xây nhà theo mẫu sẵn có (chủ đầu tư dự án xây sẵn và bán nhà thô) với khu vực xây nhà tùy ý gia chủ, sẽ thấy ngay khu vực được “thoải mái” hơn cũng thành ra khấp khểnh hơn. Đẹp riêng có thể có, nhưng đep chung thì không, rất ngổn ngang, lộn xộn và tạo ra những tiền lệ xấu như các kiểu nhà “bánh kem” sao chép cổ điển rối rắm, hoặc kiểu nhà “lượm ve chai” nhân danh tận dụng phế thải

chắp vá… thiếu kết nối với nhau, thiếu nhường nhịn và nhất là thiếu một cái duyên chung được đóng góp của nhiều cái duyên riêng.

Kết nối trong nội thất cũng vậy. Nhiều nhà (dù được truyền thông ca ngợi) cũng chỉ mang tính xếp đặt và trình bày đồ đạc, phòng nào biết phòng đó, và yếu tố thống nhất, đồng bộ, dẫn dắt về phong cách, chất liệu, hay thủ pháp hình khối tổng thể bị xem nhẹ, bị phân mảnh rõ rệt. Hiện tượng này có góp phần của tâm lý thỏa mãn cái tôi của các khách hàng – thượng đế phải chất thế này, ngầu thế kia, sang thế nọ… dần dần đẩy những người làm nghề vào thế bị động, nên để kiểm soát không gian làm nên một ngôi nhà đẹp từ tổng thể đến chi tiết mang được chất Việt đương đại với đa số hầu như là nhiệm vụ đang bất khả thi.

Điều làm nên khác biệt của quá trình làm nhà hôm nay so với khoảng 20 năm trước là các gia chủ giờ đây đã chủ động và biết lắng nghe hơn. Họ nhiều khi trở thành người tìm kiếm các “nguyên liệu” để nhà thiết kế sáng tạo, là người truyền cảm hứng qua những câu chuyện trải nghiệm của bản thân và gia đình để kiến trúc sư đồng hành tốt hơn. Từ phía kiến trúc sư, vẫn còn đó rất nhiều nhiệt huyết và sự cần mẫn để cung cấp tốt nhất dịch vụ thiết kế mà không đánh mất đi tài năng, thụ cảm nghệ thuật cũng như trách nhiệm với không gian, môi trường mà mình sáng tạo.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mảng tối của bức tranh kiến tạo ngôi nhà Việt mà tôi chỉ xin đơn cử hiện tượng sao chép cổ điển một cách bừa bãi, đi ngược tiến trình phát triển. Hiện tượng này liên quan đến thiếu hụt nền tảng văn hóa và sự tương tác giữa các bên, trong đó 2 “nhân vật chính” là chủ đầu tư và nhà thiết kế giữ vai trò rất quan trọng. Dẫu kiến trúc sư có đủ tài năng và trách nhiệm nghề nghiệp mà gặp phải chủ đầu tư không đồng quan điểm thì công trình làm ra sẽ biểu hiện không ít mâu thuẫn, hoặc phải ép mình làm theo để trở thành sao chép tràn lan, cóp nhặt kiểu dáng, pha trộn vô lối, tạo ra những “lâu đài, biệt phủ” không giống với bất cứ thời đại nào và nơi nào trên thế giới. Hãy nhìn lại Đà Lạt với những mái nhà sang trọng, trang nhã một thời, vừa hòa quyện với cảnh

sắc tự nhiên vừa biểu hiện nghệ thuật của phong cách Art Decor, Art Nouveux xứng tầm với thời đại chúng sinh ra. Vậy mà không ít các nhà giàu mới nổi hôm nay đã vô tình hay cố ý tạo ra những thảm họa kép, vừa phá bỏ các di sản một thời, vừa dựng lên những khối bê tông vô hồn, tốn kém và pha tạp đủ thứ phong cách khác nhau.

Chắc chắn không thể nói là giới kiến trúc sư vô can trong vấn nạn này, và tôi cũng hiểu nỗi niềm khát khao tiếp thu văn hóa – nghệ thuật từ tây phương du nhập qua. Cha ông mình cũng từng bài xích tây phương nhưng rồi cũng dung hòa, chọn lọc được những cái hay của họ để cùng họ kiến tạo nên phong cách kiến trúc Đông Dương pha trộn Pháp Việt rất bản địa mà cũng rất quốc tế. Lẽ nào thế hệ gia chủ và nhà thiết kế sau này lại đi vào ngõ cụt bằng cách cóp nhặt đủ thứ kiểu cách khác nhau đưa vào kiến trúc mới bất chấp các nguyên tắc về cảnh quan, thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa như vậy? Tôi luôn cảm thấy trăn trở trong việc làm sao để bản thân cũng như anh em đồng nghiệp có thể phát triển nghề kiến trúc sư đúng với nghĩa vụ mà xã hội và ngành nghề giao phó cho mình: vừa giải quyết các yêu cầu kỹ thuật, kinh tế, năng lượng, tiện ích, lại vừa sáng tạo ra các tác phẩm hài hòa với văn hóa Việt, con người Việt, nghệ thuật Việt.

Nhà ở ngày nay và tương lai sẽ biến đổi nhiều nhất về phương diện kỹ thuật, vật liệu và ngôn ngữ thẩm mỹ trong khi bản chất công năng ít thay đổi hơn. Vẫn như cách đây hàng ngàn năm, nhà ở là không gian một gia đình nghỉ ngơi, sinh hoạt, tái tạo sức lao động cũng như tương tác với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên. Mỗi căn nhà hôm nay và tương lai, dù hình thức và trang bị công nghệ liên tục đổi mới, vẫn khó khác đi những không gian cơ bản ăn, ngủ, tiếp khách, giải trí… như ngôi nhà tổ tiên chúng ta đã làm khi bắt đầu xã hội văn minh.

Tôi thấy nhiều showroom hay văn phòng cao cấp cứ mỗi năm lại xếp đặt, trang trí lại, bởi cho dù có thiết kế hoành tráng từ đầu thì quá trình sử dụng vẫn cần điều chỉnh.

Mặt khác, việc thổi một sắc thái mới vào không gian sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho người sử dụng, cập nhật các xu hướng mới, đem lại sự hấp dẫn, thu hút khách hàng cũng như kích thích nhân viên làm việc tích cực hơn.

Quá trình sử dụng ngôi nhà cũng vậy, sau một thời gian ở, dịp đón năm mới nên là cơ hội định vị lại không gian, tiện nghi và vật dụng. Mọi không gian nếu không xây mới, cơi nới thêm thì vẫn chỉ chừng đó diện tích.

Vấn đề là gia chủ muốn rộng hơn hay gọn lại, muốn ấm cúng hay thoáng đãng… mà chỉ bản thân gia chủ mới biết mình cần gì, để quyết định thay đổi theo hướng nào với sự giúp sức, tư vấn của nhà chuyên môn.

Nếu liên quan đến gu thẩm mỹ hay xu hướng thời thượng thì chỉ cần thay thế, gia giảm ở các “phần mềm”. Ví dụ màu sơn hiện nay có các xu hướng màu sắc biến đổi theo từng năm, nếu cập nhật ắt… năm nào cũng phải sơn lại nhà.

Do đó chỉ cần chọn điểm cần nhấn, cần khoe khi trang trí nhà cửa để sơn hoặc dùng giấy dán tường một cách chọn lọc theo màu mình thích, màu đang hợp thời… là đủ.

Một số gia đình đến nay vẫn giữ thói quen dùng đèn và cách chiếu sáng nội thất khá đơn điệu là chỉ cần đủ sáng, khiến nhiều ngôi nhà dù có xây mới, mua đồ nội thất đẹp nhưng vẫn chưa thực sự “lung linh”.

Theo tôi, nhà ở tư nhân rất nên quan tâm đến chiếu sáng để tạo hiệu quả thẩm mỹ linh hoạt mà ít đụng vào “phần cứng” của nhà.

Tại sao ta đi nhà hàng, quán cafe thấy luôn đẹp hơn nhà mình cho dù những chỗ đó không hẳn có trang trí hấp dẫn hay chất liệu cao cấp hơn, theo tôi chính nhờ cách quán xá biết chiếu sáng, có chỗ rực rỡ, có chỗ mờ ảo.

Hoặc nếu để ý các căn hộ chung cư có diện tích giống nhau khi bàn giao phần thô, nhưng mỗi căn sau khi có thiết kế nội thất riêng thì sẽ rất khác nhau, bởi những bàn tay chuyên nghiệp xử lý sẽ làm không gian biến đổi rõ rệt, đặc biệt là nhờ các chiếu sáng nghệ thuật đi cùng xử lý vật liệu và đồ nội thất.

Quầy bar cũng hay rơi vào tình trạng dùng sai chức năng, chỉ như điểm trang trí khi lễ tết, bình thường thành nơi để đồ lặt vặt, rất bừa bộn và lãng phí. Do vậy, một số ngôi nhà dù rất ấm hơi người nhưng mỗi khi “đi tân gia nhà người ta” về thì gia chủ lại muốn chỉnh sửa, thêm bớt bởi “sao nhà mình nhìn chán quá” mà không biết rằng cái bừa bộn mới là nguyên nhân chính làm xấu nhà.

Như KTS. Jean Nouvel từng nói: “Kiến trúc là nghề lắng nghe!” Cả 2 bên, chủ đầu tư và nhà chuyên môn đều cần lắng nghe nhau để dự trù được đủ các không gian chỗ nào cần cho hiện tại, chỗ nào dự kiến tương lai, mà cụ thể nhất là nhu cầu chứa đồ cũ, là tủ giày (dường như luôn phình ra chứ ít khi bớt đi), là phân biệt giữa đồ chưng và đồ xài… để có được các vị trí, giải pháp phù hợp.

Nhà sạch thì mát, kinh nghiệm cha ông truyền lại luôn đúng. “Sạch” cần hiểu theo nghĩa không có chi tiết thừa và luôn hữu ích trong quá trình sử dụng, luôn được gia chủ quan tâm tu bổ hằng ngày (dọn dẹp, lau rửa), hằng tháng (sắp xếp, sửa chữa), hằng năm (tổng vệ sinh, thay đồ nội thất hư cũ, trang hoàng lại không gian…) trong mức độ cho phép.

Ví dụ chúng tôi từng làm một căn biệt thự được ốp gạch gốm, phía hướng đông bắc luôn khô ráo và không gặp vấn đề gì, nhưng qua hướng đông nam thì chỉ sau hai mùa mưa là nhà đã bị bám rêu mốc đen rất xấu, do hướng này bị gió tạt mạnh khi mưa và gia chủ đặt nhiều cây cối trên mái.

Nhớ lại, trong nhà xưa ta thấy cha ông hay quay phần tường đầu hồi xây kín ra các hướng đông, tây để giúp giảm nắng gắt, hướng nam và đông nam hay làm hiên rộng để mưa theo gió tạt vào chỉ đến bậc thềm, không làm hư hại cửa và tường.

Ngôi nhà hiện đại khó xoay xở thoải mái trong khuôn viên rộng như nhà xưa, nên cần chọn hình khối và giải pháp vật liệu sao cho hợp với điều kiện khí hậu cụ thể từng vùng.

Bên cạnh đó, những vị trí tiếp giáp giữa các hình khối, giữa nhà mới với nhà cũ, với nhà bên cạnh, các ô văng hay bồn hoa lồi ra… luôn là những điểm dễ bị thấm nhất. Vì vậy khi thiết kế và thi công rất cần quan tâm xử lý các vùng “nhạy cảm” này.

Theo quan sát của tôi thì một bộ mái đơn giản vươn rộng và đều đặn chắc chắn ít gặp thấm dột hơn là bộ mái nhiều nhấp nhô giao cắt phức tạp. Một mặt tiền có mảng đặc mảng rỗng hợp lý, có tường bảo vệ dày dặn và sơn hoàn thiện tốt sẽ khó bị thấm hay đóng rêu mốc so với một mặt tiền đục lỗ phức tạp, dùng gạch trần hay trang trí lắt nhắt.

Do đó, bảo vệ công trình và phòng chống các vấn đề thấm, mốc, dột… nhiều khi phải đặt vấn đề cả từ khâu thiết kế tạo kiểu dáng ban đầu, nếu kiến trúc có hình khối phức tạp và chi tiết trang trí bên ngoài nhiều thì cần tính toán giải pháp xử lý cụ thể, tránh biến các cấu kiện và kiểu dáng bên ngoài thành mảng bám rêu, đọng bụi, hứng nước, gây thấm dột…

Về vật liệu, gần đây nổi lên kiểu dùng gạch bông, gạch gốm thô mộc ở các quán xá khá ấn tượng, nhưng khi đưa vào nhà ở, theo tôi nên cân nhắc sao cho phù hợp, nếu thích xây mảng tường để gạch trần hoàn thiện thì phải chọn loại gạch và xử lý lớp phủ bề mặt thật tốt, và phải biết bảo trì thường xuyên, điều này hoàn toàn không dễ làm, đừng thấy Nhà thờ Đức Bà dùng gạch trần mấy trăm năm trước vẫn tốt mà nghĩ mình làm gạch trần thời nay sẽ được vậy!

Điều rất ít thay đổi đó mới thực sự định hình ngôi nhà, tạo nên không gian hạnh phúc cho chủ nhân. Công năng ở đây không chỉ khía cạnh sử dụng tiện lợi, là công năng vật chất mà hơn nữa ở cảm giác an toàn, thư thái, gần gũi mà con người cảm nhận được trong không gian của mình, tức là hiệu quả công năng tinh thần. Một cảm giác hạnh phúc. Về cơ bản đạt được công năng vật chất và tinh thần, ngôi nhà tự thân là một thể hài hòa của thiên nhiên, nghệ thuật và kỹ thuật. Trong đó yếu tố nghệ thuật và thiên nhiên là trung tâm, phản ánh nhu cầu cá nhân chủ nhà cũng như cộng đồng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhà cấp 4 800 triệu 140m2 BT806077”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin hỗ trợ