Thiết kế nhà cấp 4 truyền thống BT408077

5,000,00020,000,000

Mã: N/A Danh mục: ,

Mô tả

  • Mã Sản Phẩm

    BT408077

  • Số Tầng

    Nhà 1 tầng

  • Phong Cách

    Truyền thống

  • Chiều Cao Tầng

    Trống

  • Mặt Tiền

    15m

  • Chiều Sâu

    12m

  • Diện Tích

    155m2

  • Kinh Phí Đầu Tư

    Khoảng 950 triệu đồng

  • Kích Thước Đất

    32x25m=870m2

  • Phương Án Móng

    Móng Băng

  • Cấu Tạo Mái

    Vì Kèo

  • Cấu Tạo Thang

    Trống

  • Lát Sàn

    T1: Gạch

  • Chất Liệu Cửa

    Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính

  • Trần Giả

    Trống

  • Phòng Khách

    Trống

  • Phòng SHC

    Không có phòng SHC

  • Phòng Ngủ

    2 phòng ngủ

  • Phòng Thờ

    Trống

  • Phòng Vệ Sinh

    Trống

  • Gara ô tô

    Không có gara ô tô trong nhà

  • Phòng bếp ăn

    Trống

  • Quy cách hồ sơ

    Khổ A3, khoảng 100 trang

Tìm hiểu nhà cấp 4 truyền thống là gì?

Thiết kế nhà cấp 4 truyền thống kích thước 15x12m

Chủ đầu tư mẫu thiết kế nhà cấp 4 truyền thống là ông Phong địa chỉ ở Nghệ an. Việc đầu tư xây nhà ở kết hợp nhà thờ tổng diện tích: 155m2 1 Phòng khách, 3 phòng ngủ, 1 phòng bếp ăn, 3 vệ sinh, 1 phòng giặt đồ là việc hết sức cấp bách bởi ông phong được tuổi xây dựng. Đồng thời việc xây dựng kết hợp giữa nhà thờ và nhà ở cùng một lúc nhằm tiết kiệm được thời gian cũng như “cuốn chiếu” làm cho xong chứ không chờ đợi xây xong nhà thờ mới xây nhà thì sẽ bụi băm và mất thời gian và công sức.

Cũng giống như nhiều công trình kiến trúc thiết kế nhà cấp 4 truyền thống khác khác, ngôi nhà được thiết kế với hình ảnh không quá cầu kì. Chỉ là ngôi nhà cấp 4 với mái ngói đỏ theo kiểu nhà 3 gian truyền thống ngày xưa nhưng nó được cải biến và thay thế bằng một số vật liệu như bê tông thay cho gỗ.  

Đây là một ngôi nhà điển hình được thiết kế và xây dựng theo kiểu vừa truyền thống vừa hiện đại. Ngôi nhà nằm ở một vùng quê thuộc tỉnh Nghệ An. Sau khi thiết kế gia chủ muốn xây dựng một nhà ở kết hợp nhà thờ vừa ở vừa tiện cho việc thờ cúng tổ tiên một cách chu đáo nhất  

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 truyền thống diện tích 155m2 được thiết kế phù hợp với cả khí hậu nắng nóng của mùa hè lẫn giá lạnh, ẩm ướt của mùa mưa . 

Sử dụng vật liệu: Đa số ngôi nhà truyền thống nói chung và nhà cấp 4 truyền thống nói riêng hiện nay đều sử dụng vật liệu bằng bê tông hết chỉ một số ít gia đình có điều kiện mới sử dụng hoàn toàn bằng gỗ. Trước đây, ta thường chỉ đề cập đến khía cạnh tiêu cực khi vật liệu xây dựng ngôi nhà của các gia đình làm nhà bằng gỗ gây ra nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, san ủi làm biến dạng thiên nhiên. 

Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo: Đa số ngôi mẫu nhà cấp 4 truyền thống sẽ mát mẻ hơn những nhà cao tầng ở phố hay thành thị bởi không gian ở quê gió lộng thoáng có những giải pháp khai thác nguồn năng lượng tự nhiên một cách tự nhiên đó là chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên qua hệ cửa mở hợp lý.

Việc làm mát trong mùa hètronhđược khai thác tối đa bằng hệ thống cửa đón gió và thoát gió hợp lý, ngôi nhà còn được chống ẩm, mốc vệ sinh, tiệt trùng bằng biện pháp nâng sàn ở lên cao so với mặt đất tạo luồng không khí đối lưu chống được ẩm ướt của thời tiết mưa gió.

Vào mùa đông những hệ thống cửa bằng gỗ kính kín rất hiệu quả và tiết kiệm. Ngoài ra, mỗi ngôi nhà thường có vườn xanh, tận dụng xanh để làm mát tự nhiên cho mùa hè, che chắn gió bão và tạo ấm cho mùa đông.

Kiến trúc nhà cấp 4 truyền thống 

Tiêu chuẩn khi làm nhà cấp 4 truyền thống

Thoạt nhìn, mọi người có thể nghĩ rằng thiết kế nhà cấp 4 truyền thống này đã quá đơn giản để có thể “thay da đổi thịt”, biến chúng trở thành một ngôi nhà ở phù hợp với cuộc sống hiện đại.  Đối với nhiều gia chủ, những ngôi nhà này không đơn thuần ghi dấu trong ký ức riêng của cá nhân mà nó còn mang những giá trị văn hóa của dân tộc. Thậm chí, ngay cả với những người trẻ những người thường cố gắng thoát khỏi cái cũ cũng đang cố gắng tái tạo lại nét đẹp của ngôi nhà cấp 4 3 phòng ngủ truyền thống xưa kia vào các kiến trúc hiện đại như xây nhà thờ họ, nhà cấp 4 ba gian quán cà phê hay phòng tranh…

Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi sống: Mẫu thiết kế nhà cấp 4 truyền thống của gia đình ông Thiện ở Nghệ An trong thực tế đã tạo ra được một tiện nghi sống khá tốt cho gia đình. Nếu lấy theo yêu cầu cao cấp của nhiều gia đình ra để so sánh thì rất vô cùng. Nhưng chính cách sống giản dị và thiết thực của chủ đầu tư cũng là một cách sống xanh, dản dị.

Ví như một hộ gia đình 4-6 khẩu, chỉ cần sống trong một không gian có diện tích 50-60m2 là đủ thoải mái (tức là bình quân khoảng 10m2/1 người). Vì cách sử dụng cơ động, đa dạng, linh hoạt không gian, mà hiện nay chúng ta đang nghiên cứu trở lại cho ngôi nhà miền xuôi của mình. Cách sống này còn giữ nét văn hóa Việt quan trọng là sự gần gũi, ấm áp giao hòa tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Ngôi thiết kế nhà nhà cấp 4 truyền thống tạo cảm giác thoáng rộng gần gũi, giống như con người sống ở đó không bị hiệu ứng nhà kính, bụi công nghiệp, tiếng ồn đô thị, giao thông, không bị tổn hao sức khỏe vì hóa chất từ các vật dụng trong nhà, và dị ứng thời tiết như sống trong môi trường điều hòa nhiệt độ.

Những mảng xanh của vườn, thực sự là nguồn cấp không khí sạch vô tận và thu khí các bon hữu dụng nhất. Về tinh thần, kiến trúc “mở cửa” phóng khoáng với cộng đồng của ngôi nhà thực sự là một kiểu thiết kế nhà cấp 4 truyền thống đáng phải gìn giữ và phát huy.

Góc nhìn từ trên cao mẫu nhà cấp 4 truyền thống ở Nghệ An

Thiết kế nhà cấp 4 tuyền thống diện tích 155m2 bình dị ở Nghệ An

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 truyền thống được xây dựng và quy hoạch trên tổng diện tích đất khá rộng lớn. Nhu cầu gia chủ xây khá đơn giản và khang trang là được. Để giữ được nếp sống dản dị, đơn giản mới khó nhiều người ở quê thích “khoe” nhà đã xây là phải xây thật to, thật hoành tráng như vậy mới chứng tỏ mình giàu, nhưng xây xong nhà còn chưa hoàn thiện đã hết tiền, sơn chưa có, cửa thì cũng chưa… như vậy sẽ chẳng “oai” gì.

Khi người chủ xác định được nhu cầu ở và sinh hoạt của gia đình mình  còn không sử dụng đến do người nông dân được đa dạng hóa, người thành thị quan tâm và muốn khám phá cuộc sống nông thôn. Kéo theo là mức tăng trưởng của nhà ở xây dựng mới, đang dần phá vỡ hình thức ở truyền thông hài hòa với thiên nhiên găn bó lâu đời với người dân.

Nhược phát triển theo bố cục nhà truyền thống với phần nhà thờ ba gian và phần nhà ở nối liền bằng hành lang mở và ngăn cách bằng khoảng đệm là sân. Thiết kế nhà cấp 4 truyền thống có lớp vỏ bằng bê tông cốt thép, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa gió bão. Mặt bằng của ngôi nhà được bố trí theo cách truyền thống, kết hợp một khu vực sinh hoạt mở và nhà bếp ở trung tâm, hai bên là hiên che.

Không gian các phòng được ngăn cách bởi các cửa kính trượt để mở trực tiếp ra không gian ngoài trời. Để có được một môi trường thoải mái bên trong ngôi nhà, các kiến trúc sư cần ngăn chặn ánh nắng gay gắt từ bên ngoài vào ngôi nhà.

Để đạt được điều đó, các KTS đã thiết kế một mái hiên lớn, vừa để che nắng cho không gian hiên, vừa gợi lên nét đặc trưng truyền thống của những ngôi nhà nơi đây. Mặt nhà phía bắc và phía nam được bao phủ bởi một lưới thép giúp cây leo mọc lên trên.

Hệ thống dàn leo tạo thành một màn che chắn cho tòa nhà vào mùa hè và đảm bảo không bị dòm ngó từ bên ngoài. Vào mùa đông, cây rụng lá, cho phép ánh sáng ban ngày chiếu vào bên trong. Thiết kế nhà cấp 4 đẹp được nâng lên trên mặt đất, giống như 1 khán đài, vì thế không khí được làm mát và được truyền vào bên trong bằng cách lát sàn. 

Mặt bằng bố trí nội thất nhà cấp 4 truyền thống mặt tiền 15m

Mặt bằng nội thất nhà cấp 4 kích thước 15x12m

Tổng diện tích mẫu thiết kế nhà cấp 4 truyền thống: 155m2 công năng bao gồm: 

Ngôi nhà cấp 4 truyền thống được thiết kế với không gian 3 phòng ngủ, 1 phòng khách + bếp ăn và 1 phòng wc. Các công năng nhà ở được thiết kế ngay tại 1 sàn vì vậy việc tập trung cùng 1 không gian là vô cùng ấm cúng và thân thiết.

Các không gian đều rất thoáng đãng và dễ dàng di chuyển cung cấp thông gió tự nhiên và hiệu ứng bóng đổ cần thiết để phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nơi đây. có những phòng khách lớn thông với nhau được ngăn cách bằng cửa kéo. Khi có sự kiện thì chỉ cần kéo cánh cửa lại là đã có một phòng rộng lớn đủ cho nhiều người, những lúc bình thường sẽ có hai căn phòng riêng biệt.

Không gian công cộng chung ở chính giữa khu đất tạo ra một bộ sưu tập đường làng cổ. Điều này đồng thời đem lại một vị trí thuận lợi cho lưu thông gió, một sân chơi chốn quê cho các sinh hoạt chung, kết nối con người với con người.

Xem thêm nhà từ đường kết hợp nhà ở cấp 4 diện tích 200m2

Trong phòng khách, bạn nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì phòng khách là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình cần nhiều ánh sáng và không gian, chính vì vậy càng nhiều cửa sổ thì tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái.  

Cửa sổ nên mở rộng ra ngoài sẽ đón được nhiều không khí, ánh sáng. Bên cạnh đó, nên chọn những không gian bên ngoài thông thoáng để thiết kế cửa sổ. Hoặc nếu thiết kế cửa sổ trước, bạn cũng nên dọn dẹp xung quanh để tầm nhìn từ trong ra ngoài không bị vật cản trở. Với kích cỡ của cửa sổ, nên thiết kế cửa có kích cỡ phù hợp với căn phòng, ví dụ phòng rộng có tường rộng thì nên thiết kế cửa sổ to và ngược lại.  

Những tấm rèm là vật dụng không thể thiếu cho mỗi chiếc cửa sổ. Bạn nên chọn rèm cửa vừa kích cỡ, có tác dụng cản sáng tốt và màu sắc hợp với căn phòng.

Cửa ra vào mở về cửa chính của các ngôi nhà lại quay mặt ra phía nhà thờ. Phía trước nhà có sân rộng, xung quanh được bố trí nhiều cây xanh. Về tổ chức công năng ngôi nhà: nếu chia nhà theo chiều dọc, một nửa là nơi đặt bếp nấu vừa là chỗ ăn, chỗ tiếp khách của gia đình, nửa nhà bên kia một phần là chỗ ngủ của con gái, phần còn lại là của con trai.

Cũng có khi mặt bằng ngôi nhà cấp 4 chia theo chiều dọc thành 3 phần: lối đi ở giữa, một bên chia thành nhiều không gian nhỏ cho các gia đình sinh hoạt riêng, bên kia dùng làm nơi sinh hoạt chung như tiếp khách, bếp nấu, ăn uống, thêu thùa, đan lát và vui chơi của các gia đình.

Một giải pháp bố trí công năng nữa là ở giữa nhà có bếp lửa dùng làm nơi nấu ăn và tất cả mọi sinh hoạt như tiếp khách, ngủ, ăn uống, vui chơi đều diễn ra chung quanh bếp lửa.

Thiết kế nhà cấp 4 truyền thống lại tổ chức hành lang giữa chạy xuyên suốt chiều dài nhà, ở giữa là nơi tiếp khách và sinh hoạt chung. Các gia đình sinh sống trong không gian riêng có vách ngăn che và có bếp riêng. Ngôi nhà của người cũng có cách tổ chức công năng mặt bằng tương tự. Vật liệu chính dùng làm nhà bằng tre, gỗ, mái nhà lợp bằng cỏ tranh.

Ngày nay, việc xây dưng được thiết kế người này sống chủ yếu ở nhà nhỏ với gia đình thông thường là hai thế hệ. Nhà dài mất dần theo thời gian, bởi không phù hợp nhu cầu phát triển của xã hội và không được quan tâm gìn giữ bảo tồn.

Đặc trưng nhà cấp 4 truyền thống ở Việt Nam

Người Việt thường nhà có ba gian hai chái, hoặc năm gian không có chái. Kết cấu vì kèo gỗ đơn giản. Tường xây gạch hay tường trình đất. Mái lợp ngói âm dương hay lá tre, phên nứa. Nhà có hiên phía trước, cửa chính mở ra hiên. Nhà ở truyền thống người Việt được tổ chức trong khuôn viên ở có hàng rào chung quanh bằng cây xén tỉa, hoặc xây bằng gạch, đá ong. Nhà ở người Việt xây dựng rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm.

Mỗi gia đình thường có nhà chính, nhà phụ, sân phơi, vườn cây, ao cá. Nhà chính từ 3 -5 gian, có hiên phía trước quay ra hướng Nam đón gió mát. Nhà phụ 2-3 gian vuông góc với nhà chính quay ra hướng Đông. Nhà phụ dùng làm bếp và làm các nghề phụ thủ công.

Phía trước nhà có sân phơi, trước sân là giếng nước, bể nước mưa, ao thả cá và vườn cây ăn quả. Phía sau nhà ở bố trí chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh. Nhà ở thường xây gạch, mái lợp tranh hoặc ngói, kết cấu vì kèo gỗ chắc chắn, chạm trổ hoa văn đẹp mắt.

Về tổ chức công năng ngôi nhà: gian giữa thờ cúng tổ tiên và tiếp khách, hai gian bên ngăn thành không gian ngủ của chủ nhà, nơi ở con gái và để đồ đạc. Nhà ở người Hà Nhì ở đầu hồi có một cửa đi ra gian bếp nấu. Phía trên quá giang của vì kèo, thường có gác xép bằng gỗ, nơi để ngũ cốc và chỗ ngủ của con trai lớn chưa cưới vợ.

. Mặt bằng nhà ở người Hmông bố trí thành ba không gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách, phía gian bên là nơi ở của con trai và bếp phụ, phía còn lại dành cho con gái đồng thời là nơi đặt bếp chính..

Nhà trệt dùng làm nhà bếp và kho chứa đồ. Nhà sàn sử dụng vật liệu tre, gỗ, mái lợp tranh hoặc tre, vầu chẻ đôi lợp theo kiểu âm dương. Sàn ghép bằng tre, nứa, tường vách phên tre đan. Nhà trệt nền đất, vách tường trình bằng đất dày hay dùng tre, nứa, cây gỗ nhỏ xếp ken dày thành vách, mái lợp tranh.

Kết cấu của loại nhà sàn dùng vì kèo đơn giản bằng tre, gỗ. Nhà sàn người Mnông có sàn thấp cách mặt đất khoảng 0,7 mét. Cửa lên từ đầu hồi nhà. Nhà trệt có mái vòng cong che sát mặt đất, cửa ra vào kiểu tò vò rất nhỏ ở phía đầu hồi. Về tổ chức công năng ngôi nhà: mặt bằng thường chia thành ba gian, gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên và tiếp khách, gian bên dành cho đàn ông và gian còn lại dành cho đàn bà.

Tóm lại, nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, qua bao đổi thay của xã hội vẫn giữ được những nét văn hoá, bản sắc và đặc điểm riêng của dân tộc mình. Ngày nay, dưới tác động của đô thị hoá cũng như sự phát triển của xã hội, văn hoá truyền thống và nhất là kiến trúc nhà ở truyền thống đang bị mai một dần, có nguy cơ sẽ biến mất. Thay thế vào đó là những ngôi nhà bê tông cốt thép nhiều tầng, vững chắc nhưng vô cảm, nặng nề… làm mất đi vẻ đẹp thanh bình vốn có của làng quê Việt. (Theo tạp chí nhà đẹp)

Xem thêm thiết kế nhà đẹp 110m2 

Thiết kế nhà cấp 4 1 tầng truyền thống là một mẫu thiết kế đem đến gia đình ông Phong cùng toàn thể gia đình ưng ý và hài lòng bởi mức độ đầu tư kinh phí cũng vừa phải 950 triệu hoàn thiện. Việc thiết kế và thi công nếu có bản vẽ thiết kế sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì vậy nếu quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline: 0914 581 221

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thiết kế nhà cấp 4 truyền thống BT408077”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin hỗ trợ