Mô tả
- Mã Sản PhẩmMẫu biệt thự BT431077
- Số Tầng: Nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm
- Phong Cách: Biệt thự hiện đại
- Chiều Cao Tầng: Trống
- Mặt Tiền: 9.5m
- Chiều Sâu: 15.7m
- Diện Tích: 120m2
- Kinh Phí Đầu Tư: Khoảng 1.5 tỷ
- Kích Thước Đất: 300m2
- Phương Án Móng: Móng Cọc
- Cấu Tạo Mái: Vì kèo thép
- Cấu Tạo Thang: Tay vịn gỗ, mặt gỗ, cổ đá
- Lát SànT1: Gạch, T2: Gạch
- Chất Liệu Cửa: Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính
- Trần Giả: Trống
- Phòng Khách: 20m2
- Phòng SHC: Không có phòng SHC
- Phòng Ngủ: N1: 18m2, N2: 16m2, N3: 15.5m2
- Phòng Thờ: Trống
- Phòng Vệ Sinh: trống
- Gara ô tô: gara ô tô trong nhà
- Phòng khác: Phòng ăn: 18m2
- Quy cách hồ sơ: Khổ A3, khoảng 100 trang
Cuộc sống ngày càng hiện đại, kéo theo sự phát triển của các phương tiện giao thông đặc biệt là sự gia tăng của các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô. Xuất phát từ thực tế đó, mẫu nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình có thêm gara để xe. Với diện tích 120m2 mẫu nhà 1 tầng có tầng hầm được thiết kế mang dáng vẻ hiện đại, kết cấu chắc chắn, kiên cố vô cùng cân đối và ấn tượng.
Thiết kế nhà 1 tầng có tầng hầm diện tích 120m2
Gia đình anh Thanh sở hữu nhà ở tại Hà Nội khá lâu rồi, nhưng hiện nay do nhu cầu cần một không gian nghỉ ngơi vào những dịp ngày lễ, cuối tuần phục vụ cho gia đình, do vậy đã tìm đến đơn vị tư vấn thiết kế nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm 120m2 siêu thị nhà mẫu của chúng tôi để thiết kế biệt thự nhà vườn 1 tầng có tầng hầm.
Vậy xây nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm cần phải lưu ý những gì
Thứ nhất, đường đi của xe khi vào tầng hầm hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà. Nếu thiết kế tầng hầm của ngôi nhà thì không nên bố trí đường hầm gara quá gần đường giao thông vì dễ gây nguy hiểm khi đi từ tầng hầm lên mặt đất mà gặp phương tiện đang lưu thông trên đường rất dễ gây tai nạn đặc biệt là các mẫu biệt thự hoặc nhà phố có khoảng cách gần đường.
Thứ hai, để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống tầng hầm phải được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn trượt kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt. Điều này đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt nhất là trong những ngày trời mưa hay trời nồm ẩm ướt, xe đi lên xuống tầng hầm rất dễ trơn trượt vi thế cần tăng độ ma sát cho đường dốc tầng hầm.
Ngoài ra với độ dốc của tầng hầm, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc để nước không thấm được xuống tầng hầm. Vì vậy ngoài việc lưu ý thiết kế tầng hầm cao bao nhiêu thì các bạn cũng cần để ý tới việc chống trơn trượt cho đường dốc của hầm nhà.
Khi thiết kế nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm cần chú ý tới độ dốc tầng hầm sao cho đảm bảo sự an toàn khi di chuyển. Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của tầng hầm không được dốc quá 15-20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông. Ngoài việc chú ý tầng hầm cao bao nhiêu thì bạn cũng nên thiết kế đường dốc gara tránh trường hợp ô tô gầm thấp bị va chạm gầm khi lên xuống tầng hầm.
Kích thước tối thiểu phải là 3x5m đối với xe ô tô 4 chỗ loại nhỏ hoặc phải có kích thước 3×5,5m đối với 4 chỗ loại thân dài. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn để các kiến trúc sư có thể tư vấn cho bạn tầng hầm cao bao nhiêu, chiều rộng, chiều dài tầng hầm có kích thước phù hợp.
Khi lên kế hoạch xây nhà, sẽ phải đắn đo cân nhắc nhiều thứ: thiết kế, vật liệu, kiến trúc và đặc biệt không thể thiếu được dự toán chi phí sao cho phù hợp với tài chính của gia đình.
1. Cách tính diện tích thi công nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm
- Phần diện tích có mái che tính 100% diện tích.
- Phần diện tích không có mái che 75% diện tích.
- Mái bằng bê tông cốt thép tính 50% diện tích.
- Mái Tole tính 30% diện tích (bao gồm phần xà gồ sắt hộp – không bao gồm Tole) – tính theo mặt nghiêng.
- Mái ngói kèo sắt tính 75% diện tích (bao gồm hệ thống vì kèo sắt – không bao gồm Ngói) – tính theo mặt nghiêng.
- Mái ngói BTCT (không bao gồm Ngói ) tính 100% diện tích – tính theo mặt nghiêng.
- Sân trước và sân sau tính 50% diện tích (trong trường hợp sân trước và sân sau có móng – đà cọc – đà kiềng tính 75% diện tích).
- Ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích <8 m2 tính 100% diện tích.
- Ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích >8 m2 tính 50% diện tích.
- Khu vực cầu thang tính 100% diện tích.
- Công trình thi công móng đà cọc hoặc móng đơn phần móng tính 30% diện tích tầng trệt.
- Công trình thi công móng băng, phần móng tính 50% diện tích tầng trệt.
- Công trình thi công móng bè, phần móng tính 75% diện tích tầng trệt.
- Công trình có tầng hầm: bóc dự toán chi tiết
Xem thêm nhà biệt thự 1 tầng mái ngói
Lưu ý: đơn giá này chỉ mang tính tham khảo, tùy thuộc vào thời điểm cũng như phụ thuộc vào đơn giá từng vùng miền, chi phí xây dựng sẽ có sự chênh lệch.
Gia chủ muốn bóc tách dự toán chi phí chi tiết sẽ phải mất thêm chi phí dự toán khoảng 3.000.000đ/bộ hồ sơ.
2. Cách tính chi phí móng nhà 1 tầng có tầng hầm diện tích 120m2
Móng công trình có nhiều loại như móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn:
- Móng đơn: đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.
- Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng cọc (ép tải): [khoảng 250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: khoảng 20.000.000 đ]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].
- Móng cọc (khoan nhồi): [khoảng 500.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].
3. Đơn giá xây tính trên 1 mét vuông biệt thự 1 tầng mặt tiền 9m
a.Đơn giá phần thô: mặt bằng chung khoảng 3.700.000 đồng/m2.
b.Đơn giá xây dựng phần hoàn thiện: giao động từ 1.800.000 vnd/m2, đến 3.000.000 VNĐ/m2.
c. Đơn giá xây dựng trọn gói (chênh lệch phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện):
- Vật tư chuẩn: khoảng 5.300.000 đồng.
- Vật tư phong cách: khoảng 5.800.000 đồng.
- Vật tư cao cấp: khoảng từ 6.300.000 đồng.
Mặt bằng nội thất tầng hầm nhà 1 tầng có tầng hầm
Tầng hầm nhà ở có vai trò như thế nào?
Có thể nói, tại các trung tâm thương mại, khu chung cư, khách sạn, tầng hầm là hình ảnh quen thuộc – nơi để xe máy, bố trí hệ thống kỹ điện, kỹ thuật. Vậy đối với một ngôi nhà ở thông thường (chủ yếu là nhà phố, biệt thự), tầng hầm có vai trò gì?
Dùng làm gara để xe thuận tiện
Trong bối cảnh “đất chật người đông” tại các đô thị lớn, diện tích nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm ngày càng bị thu hẹp nên các mẫu nhà phố cũng trở nên phổ biến hơn. Loại hình nhà ở này có đặc điểm chung là chiều ngang thường rất nhỏ, thiếu không gian để xe cho các thành viên gia đình. Theo đó, tầng hầm để xe là giải pháp được nhiều gia đình có nhu cầu để xe cao lựa chọn.
Những mẫu nhà phố có tầng bán hầm hoặc tầng hầm giúp việc để xe trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Với tầng hầm, bạn vừa có thêm không gian sử dụng, vừa không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà 1 tầng diện tích 120m2.
Dùng làm nhà kho tiện ích
Mục đích sử dụng phổ biến thứ hai của tầng hầm nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm 120m2 là làm nhà kho chứa vật dụng, các thiết bị làm mát, sưởi ấm, hệ thống điện nước. Khi mọi thứ được cất gọn dưới tầng hầm, nhà phố có thể được giải phóng diện tích mặt sàn, trở nên thoáng rộng và đẹp mắt hơn, giúp gia tăng tính thẩm mỹ tổng thể của công trình.
Với vai trò là nhà kho, việc thiết kế và thi công xây dựng tầng hầm cần được tính toán cẩn thận. Để đảm bảo cho không gian sinh hoạt ở các tầng trên không bị ảnh hưởng, cần phải cân nhắc kỹ yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, thông gió cho tầng hầm.
Tầng hầm giúp ngôi nhà cao thoáng hơn
Xét về mặt kiến trúc và xây dựng, tầng hầm còn góp phần nâng đẩy các tầng phía trên của ngôi nhà lên cao hơn so với mặt đất. Công trình nhà ở nhờ đó cao thoáng hơn, tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên và chống ẩm mốc hiệu quả.
Thiết kế tầng hầm cho nhà phố cần lưu ý gì?
Trong bối cảnh khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam, khi thiết kế và thi công xây dựng tầng hầm cho nhà phố, kiến trúc sư cũng như gia chủ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Diện tích, kích thước tầng hầm
Là tầng chịu lực của toàn bộ công trình, nhà ở phía trên, việc thiết kế tầng hầm cần được tính toán cẩn thận, đảm bảo các thông số kỹ thuật an toàn. Kích thước của tầng hầm nên cân đối, hài hòa với diện tích của ngôi nhà. Nếu thiết kế tầng hầm quá rộng có thể sẽ mất đi sự cân bằng, trong khi tầng hầm quá nhỏ sẽ tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt.
Theo quy định của Bộ Xây dựng thì kích thước tầng hầm như sau:
– Chiều cao của tầng hầm và chiều cao đường dốc của tầng hầm tối thiểu là 2,2m.
– Phần nổi của tầng hầm không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
– Đường xuống tầng hầm cách ranh lộ giới ít nhất 3m.
– Nhà ở liên kế với mặt tiền giáp đường có lộ giới nhỏ hơn 6m sẽ không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
– Chiều sâu tầng hầm từ 1,5m trở lên. Do đó, trung bình chiều sâu đào tới đáy móng là 3m.
Tiêu chuẩn độ dốc của tầng hầm
Độ dốc của tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành không vượt quá 15-20% so với chiều sâu của hầm. Với tầng hầm được sử dụng cho mục đích để xe, độ dốc mặt đường thường là 12%. Với dốc thẳng đứng, độ dốc là 15%; dốc cong 13%.
Riêng với nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm không có sân và tầng hầm sát mặt đường thì độ dốc dao động từ 20-25%, cứ đi vào 1m chiều dài thì nền thấp xuống 25cm. Để đảm bảo an toàn cho lưu thông, chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm phải vuông góc với mặt đường dốc.
Ánh sáng và thông gió
Gia chủ nên thiết kế nhà 1 tầng có tầng hầm sao cho có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vì nơi đây thường khá ẩm thấp, dễ nấm mốc, thiếu dương khí. Bạn cũng có thể sử dụng gương lớn để phản chiếu, hút sáng tự nhiên vào tầng hầm. Cùng với đó, việc bố trí hệ thống điện chiếu sáng tầng hầm cũng cần được chú trọng.
Thông gió – yếu tố không thể thiếu khi thiết kế tầng hầm, nhất là với tầng hầm để xe bởi khí thải từ phương tiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Tốt nhất, nên có giếng trời ở khoảng giữa và sau hầm để không khí được đối lưu liên tục, tạo sự thoáng đãng, dễ chịu cho người dùng. Nếu không có giếng trời, cần bố trí hệ thống thông gió, hút mùi chất lượng, hiệu quả.
Yếu tố màu sắc
Theo các chuyên gia, tường dưới tầng hầm nên sơn những gam màu sáng, ấm áp và nhẹ nhàng bởi nơi đây thường bí bức, có thể không nhận được ánh sáng mặt trời. Những tông màu như trắng, kem, be, nâu sáng, vàng nhạt… là lựa chọn phù hợp cho không gian này. Màu sáng giúp phản chiếu ánh sáng tốt, đồng thời tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn so với thực tế.
Thoát nước, chống ngập cho tầng hầm
Trước hết, ở lối vào hầm, kiến trúc sư sẽ bố trí hệ thống thoát nước nhằm ngăn ngừa tình trạng nước từ bên ngoài chảy vào trong gây ngập úng. Đây là yêu cầu bắt buộc khi thiết kế nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm. Lối vào hầm phải có mương thu nước và thoát nước phù hợp. Thứ nữa, cần có máy bơm để hút nước từ trong ra phòng trường hợp mưa lớn, lũ lụt gây ngập không gian chức năng này.
Với hệ thống thoát nước tốt, tầng hầm nhà bạn sẽ luôn khô thoáng, đảm bảo cho thiết bị, vật dụng trong hầm luôn an toàn, không bị gỉ sét, hư hại.
Đặc biệt lưu ý chống thấm tầng hầm
Thực tế cho thấy, hiện tượng thấm dột tầng hầm có thể xảy ra bất cứ khi nào. Để chọn được giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả, trước hết gia chủ cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Thiết kế nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm có thể hiểu là tầng dưới cùng của ngôi nhà có kết cấu 1 nửa nằm dưới mặt đất nửa còn lại chiều cao ngang hoặc nừm trên mặt đất. Điều này còn phụ thuộc vào địa hình cụ thể của gia đình đó. Ví dụ như nhà có code cao hơn mặt đường muốn tiết kiệm chi phí đào móng chẳng hạn vì vậy đã lựa chọn phương án thiết kế nhà có tầng hầm. Thường thì nhà bán hầm sẽ dễ dàng lấy sáng, thông thoáng hơn giúp không gian bên trong không bị bí bách.
Thêm vào đó, với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp ở đô thị thì việc thiết kế nhà 1 tầng bán hầm thành gara là một ý tưởng thông minh. Vừa tiện ích mà vẫn đảm bảo được độ thông thoáng, đầy đủ ánh sáng. Tầng hầm không chỉ có tác dụng thay thế gara đỗ xe mà còn có thể được tận dụng để bố trí công năng các gian phòng khác để tiết kiệm diện tích. Đồng thời, chúng giúp nâng cao các tầng nhà khác, đón nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn và có khả năng chống ẩm các tầng trên cực tốt.
Không gian bên trong tầng hầm bao gồm: 1 phòng ngủ, 1 bếp, 1 nhà vệ sinh, 1 garage và một số không gian khác để chứa đồ như máy bơm nước, kho chứa đồ. Việc sử dụng tầng hầm vừa tiết kiệm được diện tích.
Bản vẽ mặt bằng công năng nhà 1 tầng diện tích 120m có tầng hầm
Nội thất nhà 1 tầng diện tích 120m2 có tầng hầm của gia đình ông Thanh
Mặt bằng tầng 1 nhà biệt thự 1 tầng có tầng hầm 120m2 được bố trí không gian như: 2 phòng ngủ 1 phòng khách, 1 phòng bếp + ăn, 1 phòng thờ, 1 phòng vệ sinh tổng diện tích 120m2. Với cách bố trí không gian mang đến sự thoải mái và không gian linh hoạt. Các không gian sinh hoạt chung được thiết kế tập trung vào không gian phòng khách.
Đặc biệt, không gian nhà 1 tầng 2 phòng ngủ, được thiết kế sát nhau cạnh gian thờ và khu bếp Cụ thể, phòng ngủ 2 được thiết kế phía bên phải, dùng những đồ nội thất đơn giản như kệ tivi, giường ngủ đôi và tủ quần áo. Bàn làm việc được ưu tiên đặt cạnh cửa sổ giúp lấy ánh sáng tự nhiên. Thêm một ưu điểm của căn phòng này là có 1 phòng vệ sinh riêng rất tiện nghi. Theo cách thiết kế này, chủ nhà muốn đi đến logia để nghỉ ngơi và thư giãn thì phải đi qua phòng vệ sinh, đây là WC riêng nên cũng không quá khó khăn khi giải quyết vấn đề này.
Đây là một trong những xu hướng khá phổ biến hiện nay trong cách thiết kế nội thất cho phòng ngủ, tạo ra một không gian mở nghĩa là tận dụng triệt để nguồn ánh sáng tự nhiên. Mang đến cảm giác như con người và thiên nhiên hòa cùng với nhau. Hơn nữa, ánh sáng tự nhiên có tác dụng hiệu quả trong việc mở rộng không gian. Để tạo nên phong cách thiết kế nội thất hiện đại này, các KTS đã sử dụng những ô cửa sổ kính, vách kính lớn, trong suốt để thu hút ánh sáng. Để tránh ánh nắng chói chang vào buổi trưa, bạn có thể kết hợp với những chiếc rèm cửa mỏng, với màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã. Chiếc rèm vừa điều tiết, thanh lọc lượng ánh sáng lại vừa là một dụng cụ trang trí bắt mắt, tạo ra những nét chấm phá, điểm nhấn cho không gian nghỉ ngơi của bạn.
Bên cạnh đó, màu sắc chủ đạo mà bạn lựa chọn cho phòng ngủ của mình cũng có tác động rất lớn trong việc mở rộng, tạo sự thông thoáng cho không gian. Nếu phòng ngủ nhỏ bạn nên lựa chọn những gam màu tươi sáng như: Màu be, màu trắng hay màu hồng nhạt sẽ tạo cảm giác rộng rãi hơn cho căn phòng. Đây cũng là một yếu tố góp phần tạo ra một không gian mở cho phòng ngủ. Cách sắp xếp các không gian như trên sẽ giúp cho phòng ngủ rộng để có thể bố trí những đồ nội thất gọn gàng, sinh hoạt sẽ thoải mái hơn. Phòng ngủ 1 được thiết kế bên trái bởi đây là phòng ngủ cho con nên dùng những đồ nội thất tinh nghịch, dễ thương giúp cho con thêm năng động và hứng thú hơn trong việc học và chơi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đồ décor để có thể trang trí căn nhà phong phú, sinh động. Những chậu cây cảnh nhỏ cũng giúp nhà luôn xanh mát, hòa quyện với thiên nhiên.
Với phương án thiết kế này, hy vọng sẽ đáp ứng đủ tiện nghi và nhu cầu sinh hoạt gia đình bạn. Tham khảo thêm nhà cấp 4 8x14m đẹp
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0914 58 1221
Địa chỉ: Số 137 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội
Truy cập website: https://sieuthinhamau.com/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.