“KIÊNG KỴ” lợp mái nhà theo phong thủy những điều cần biết

Lợp mái nhà theo phong thủy dù thời thế thay đổi, nhiều nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà ở đã không còn được tổ chức nhưng làm lễ đổ mái nhà là một trong những nghi lễ nếu không nói là bắt buộc. Vì vậy việc lợp mái (đổ mái) là việc cần phải xem ngày cẩn thận.

Lễ cúng cất nóc (lễ đổ bê tông mái nhà) tại nhiều vùng miền còn được biết đến với tên gọi lễ thượng lương nhà – lễ gác đòn dông. Nghi thức cúng gác đòn dông, cúng đổ sàn mái được hiểu là nghi lễ báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất. Chủ nhà mời thầy pháp tới cúng đồng thời làm lễ cáo gia tiên. Thiết kế biệt thự nhà vườn 1 tầng đẹp long lanh.
 
Hiện nay, có nhiều vật liệu lợp mái khác nhau như: lợp ngói, lợp tôn… cho bạn lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà theo quan niệm của phong thủy vẫn được nhiều nhà thiết kế quan tâm và vận dụng.

Trong kiến trúc cũng có rất nhiều kiểu mái đa dạng và cách lợp, hay lợp cũng khác nhau

Mái vòm
 
 
Kiểu mái nhà hình vòm cung rất độc đáo
 
Mái vòm được thiết kế hình vòng cung, hình bán nguyệt thường được gọi là mái nhà hình Kim, loại mái nhà này cũng khá độc đáo và cũng kén chọn màu sắc nên sơn màu xám, thường phù hợp với các trung tâm nghiên cứu, ngành tài chính, kinh tế, tòa án hay các công trình có quy mô lớn. Theo phong thủy, nhà mái vòm này không nên xây theo hướng Nam hoặc hướng Đông- Đông Nam, sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn và bất ổn.
 
Mái nhà lượn sóng
 
 
Mái nhà hình lượn sóng
 
Mái nhà lượn sóng nhấp nhô được gọi là mái nhà hình Thủy. Xem phong thủy mái nhà thì dạng mái này thường không may mắn, hàm chứa những khó khăn và bế tắc. Nếu có xây dựng mái Thủy cần chú ý không hướng ra phía Tây Nam – Đông Bắc và hướng Nam, gây xung khắc với nhà.
 
Mái như không mái
 
Theo mái nhà và phong thủy, nhà không mái được coi là dạng mái còn dang dở không tốt cho sự nghiệp. Nhưng về mặt kiến trúc, kiểu mái nhà này thường xuất hiện trong xây dựng nhà phố, nhà ống,…khá sáng tạo nên mang tới sự thoáng đãng và khá đẹp mắt.

Khi xây nhà thì ngoài việc xem ngày động thổ thì việc cất nóc đổ mái nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi mái nhà chính là nơi che chở bình yên cho cả gia đình. Đây là nơi mang lại sự thuận lợi, thịnh vượng, cát khí và thành công cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

 
Nếu chọn được ngày đẹp lợp mái nhà theo phong thủy và hợp với tuổi gia chủ thì sẽ mang lại suôn sẻ khi tiến hành thi công. Còn nếu chọn ngày lợp mái nhà ngày giờ xấu, ngày hắc đạo thì mọi việc diễn ra sẽ dễ gặp trục trặc, không như ý muốn.
 
Nhà 2 tầng mái dốc về một hoặc hai phía
 
 
Mái dốc lệch 2 tầng do siêu thị nhà mẫu thiết kế 
 
Mái dốc về một phía có thể là mái chữ A, mái lệch, mái thái, 1 mái, 2 mái..sử dụng ngói hoặc tôn. Kiểu mái này sẽ khiến ngôi nhà nhận phải một lượng ánh sáng chiếu rọi vào nhà cực lớn, khiến người sống trong nhà bị nóng nực và bực bội. Ngoài ra, ngôi nhà thiết kế mái dốc về một phía sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự hấp thụ khí của cơ thể người sống trong nhà.
 
Do đó, hãy khắc phục bằng cách sửa lại mái dài bằng cách nâng cao mép của một mái lên khoảng tầm 3m, với phía mái còn lại nên thiết lập mái mới.
 
Nhà 2 tầng mái bằng
 
 
Nhà 3 tầng mái bằng
 
Nhà mái bằng thường được thiết kế với kết cấu hiện đại, để tận dụng làm sân thượng và sân phơi hoặc hóng mát. Những ngôi nhà mái bằng thường truyền nhiệt nhanh, khiến mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như sức khỏe của người sống bên trong ngôi nhà.
 
Theo phong thủy mái nhà, cách khắc phục thế nhà trên bằng cách như sau:
 
Với những ngôi nhà bằng mái gỗ, gia chủ nên nâng cao nền để có thể giảm độ truyền nhiệt của ngôi nhà vào cả mùa hè và mùa đông. Nếu ngôi nhà vuông 2 tầng mái bằng nhà bạn sử dụng giấy dán tường bằng plastic thì nên thay đổi bằng ván ốp mỏng hoặc vải sẽ tốt hơn.
  
Mái giữa cao, hai bên thấp
 
Trong phong thủy lợp mái nhà 2 mái, kiểu hình dáng mái trên được gọi là “hàn hiên”. Mái nhà này sẽ tạo cho người nhìn cảm giác cô độc bởi theo kiểu ngọn núi dốc thuộc hỏa, không tốt phong thủy cho mái nhà và nhà ở. Thực tế, ngôi nhà có mái giữa cao và hai bên thấp thường lồi lõm, không bằng phẳng. Khi trời mưa gió, nước đổ mạnh về phía thấp khiến mức độ xâm nhập của nước lan rộng, gây ảnh hưởng không tốt tới vật liệu xây dựng của ngôi nhà. Chính vì vậy, hãy lựa chọn những loại vật liệu xây dựng có chất lượng tốt. Những mẫu nhà biệt thự 2 tầng mái vòm cũng khá đặc biệt để bạn lưu tâm.
 

Những kiêng kỵ khi lợp mái nhà.

Thứ nhất:  theo quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”

Theo quy tắc này có nghĩa là khi thiết kế mái nhà bạn cần phải tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, miếu hướng chính diện vào nhà. Vì khi nhà bạn mở cửa ra hướng góc mái sẽ dễ xảy va chạm khi di chuyển, gió lùa từ cạnh mái, cạnh tường thổi vào nhà của bạn.

Thứ hai: Điểm góc mái

Điểm góc mái là điểm xung yếu, vì vậy những mái nhà thời xưa thường thiết kế các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa nhằm mục đích giữ vững góc mái. Nếu nhà của bạn mở cửa chính diện với góc mái như thế này chĩa vào nhà sẽ gây cảm giác bất an không tốt cho ngôi nhà của bạn.

Ngày nay, đối với nhà ở nông thôn phần lớn mái nhà được thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa, bụi bẩn dễ tuột xuống không bị đọng trên nóc nhà. Tuy nhiên, nếu xét vè phong thủy thì kiểu mái nhà này lại không tốt cho những nhà lân cận.

Thứ ba:  dựa vào cấu tạo của lợp mái

Đối với nhà truyền thống thì phần mái nhà sẽ quay mặt dài về hướng Nam nên phần đỉnh mái nhà sẽ kéo từ Đông sang Tây. Ngoài ra, nên dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt ở đỉnh mái và treo tấm bùa bát quái ở giữa như cách thể hiện sự trân trọng của gia chủ đối với ngôi nhà của mình.

Đối với nhà thiết kế hiện đại ngày nay thì phần lớn không sử dụng cây xà gồ đặt ở đỉnh nhà như trước đây mà có sự thay đổi đôi chút là đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh.

Thứ tư: Nóc nhà

Nóc nhà thường được thiết kế theo hình tam giác và được thiết kế khe hở ở hai đầu có tác dụng thông gió và thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài. Vì vậy, nếu nhà bên cạnh có cửa đối diện với nóc nhà sẽ dễ làm tiền tài dễ bị hao tổn.

Thứ năm: Cây đòn dông

Cây đòn dông(đòn tay) để gác làm mái nhà

Cây đòn dông, đòn tay cũng đóng vai trò quan trọng của mái nhà, theo phong thủy thì đòn dông và đòn tay tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên cạnh. Vì vậy, đối với nhà ở nói chung và nhà biệt thự nói riêng thì khi ngói lợp nhà phải dùng tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.

Thứ 6: Màu sắc mái nhà

Màu sắc mái nhà hợp phong thủy 

Hiện nay, lợp mái nhà theo phong thủy chúng ta dễ dàng nhìn thấy những ngôi nhà có nhiều màu sắc khác nhau, với mái tôn bạn có thể sơn màu theo ý thích của mình. Còn với nhà lợp ngói thì ngoài màu ngói đất nung truyền thống thì các loại ngói màu với nhiều màu sắc phong phú cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, theo phong thủy thì nên kiêng kỵ sử dụng mái lợp màu xanh mà nên sử dụng màu đỏ hoặc màu nâu sẫm sẽ rất tốt giúp mang lại nhiều vượng khí cho ngôi nhà của bạn.

Tóm lại, xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, nhằm giữ gìn cũng như cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.

Trên đây là 6 yếu tố cần phải xem xét khi lợp mái nhà theo phong thủy để bạn và gia đình có thể lựa chọn cũng như lựa chọn những phong cách phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.

Xem thêm bài viết các yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến nhà ở 

Mọi chi tiết cin liên hệ Hotline: 0914 581221

Bình luận