Kỹ sư tư vấn các loại móng nhà dân dụng 1,2,3 tầng, cấp 4 chi tiết và hoàn chỉnh TIN127097

Xây nhà là công trình cả một đời người, đối với những gia đình chưa có kinh nghiệm việc xây dựng nhà cửa cả một quá trình chuẩn bị lâu dài, công tác chuẩn bị khâu quan trọng nhất như: tìm  đội thợ ở đâu, vật liệu lấy chỗ nào, giá cả ra sao hay đơn giản là xây móng nhà như thế nào thì phù hợp với nền đất của mình.

Các loại móng nhà dân dụng thường được xây áp dụng cho nhà cấp 4, 1,2,3 tầng như sau.

Nền và móng nhà ở dân dụng thường sử dụng phổ biến nhất Móng đơn, móng băng, móng bè móng cọc (hay móng cốc).

Tùy thuộc vào từng loại nhà mà gia chủ có thể lựa chọn móng phù hợp với công trình của gia đình mình bởi mỗi một loại móng móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc … phần chân đế cần phải có với kích thước, hình dạng khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất đất chiều cao nhà 1 tầng 2 hoặc 3 tầng cộng thêm  tải trọng công trình ta mới có thể tính toán móng cho phù hợp.

Móng nhà kiên cố vững chắc thì ngôi nhà mới có thể bền vững được vì vậy khi đổ móng cần tránh đổ móng đất nhão, bùn, mềm yếu hay vùng đất xốp. Việc khảo sát kỹ lưỡng về địa chất là khâu rất quan trọng để xác định và tìm được phương án móng phù hợp với nền đất ngôi nhà mình.

Vậy định nghĩa móng nhà là gì?

Móng hay nền móng, móng nền hay nói đơn giản hơn móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà cao tầng, cầu đường, đập nước.. đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu và khối lượng của công trình đảm bảo chắc chắn.

Móng nhà 1,2,3 tầng phải được thiết kế, xây dựng và thi công đảm bảo công trình không gây sụt lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ công trình đè xuống còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, thành phần được chôn sâu kỹ dưới lòng đất.

Móng đơn là gì, thiết kế móng đơn sao cho bền chắc?

Móng đơn là loại móng được thiết kế nằm sâu dưới lòng đất, móng đơn có tác dụng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau nhằm chịu lực sử dụng cột nhà, cột điện, trụ cầu…móng đơn được thiết kế đơn lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tròn, hình chữ nhật hay 8 cạnh… móng đơn có thể kết hợp, có thể móng cứng, móng mềm tùy thuộc vào mục đích xây của chủ nhà. Có thể dùng móng đơn trong việc cải tạo nhà cũng như xây dựng đơn lẻ.

hình ảnh móng đơn trong thiết kế nhà ở dân dụng

móng đơn hình vuông nổi trên mặt đất

Kỹ sư tư vấn về quy cách làm móng nhà dân dụng 2,3, 4 tầng

Móng băng là gì? Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng thường dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa.

Khi nào thì dùng móng băng? 

Móng băng được khuyến cáo dùng cho các nhà có chiều cao tầng không lớn, thường nhỏ hơn hoặc bằng 4 tầng và được đặt trên nền đất tốt.

  • Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lát mỏng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối
  • Lớp bê tông lót dày 100mm
  • Kích thước bản móng (900-1200)x 350(mm)
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700)mm
  • Thép bản móng phổ thông phi 12a150
  • Thép đai phi 8a150 cùng thép dọc 6 ( phi 18-22)

>> Chiều cao của móng băng phụ thuộc vào nhịp của cột và chiều cao tầng, đối với nhà.

Móng băng được thiết thiết kế thành dải dài có thể giao nhau hoặc độc lập (cắt nhau hình chữ thập) để đỡ tường hoặc cột. Việc thi công móng băng thường đào  móng quanh khuôn viên đó.

Móng băng được xếp vào hàng móng nông, những móng xây trên hố đào trần sau đó lấp lại. chiều sâu chôn móng khoảng 2-3 mét. Trong trường hợp đặc biệt có thể lên đến 5m và thường được xây dưới tường và dưới hàng cột.

Móng băng nhà 2 tầng ta có thể tính chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất, ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/10*5m = 0.5m, Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33×50, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1-1.2m.

Tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D18 – 6D20 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.

Móng băng nhà 3 tầng quy cách chọn chiều cao dầm móng nhà ở dân dụng: móng nhà 3 tầng bằng 1/8 chiều dài của nhịp lớn nhất, ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/8*5m = 0.62m, Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33×65, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1.2-1.4m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D20 – 6D22 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.

Quy cách chọn chiều cao dầm móng nhà 4 tầng bằng 1/7 chiều dài của nhịp lớn nhất, ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/7*5m = 0.72m, Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33×75, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1.4-1.6m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D22 – 8D22 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.

Thế nào là móng bè, móng bè là gì?

Hình ảnh móng bè được thiết kế trải dài toàn bộ ngôi nhà.

Móng bè ( móng liền hay móng bảng) trải rộng dưới toàn bộ công trình để làm giảm áp lực của công trình lên nền đất, đây là một loại móng nông, mềm được dùng ở nơi có nền đất có sức kháng nén yếu, dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Quy cách móng bè:

Móng bè được lót bê tông mỏng, bản móng rộng trải dài dưới móng công trình, dầm sàn..

Lớp bê tông dày 10 cm

Chiều cao bản móng phổ thông dày 20cm

Kích thước dầm móng phổ thông : 30×70(cm)

Thép bản móng phổ thông dày 2 lớp thép phi 12a200

Thép dầm móng thủ công thép dọc phi 6 (20-22) thép đai phi 8a150

Móng cọc hay thường gọi là móng cốc

Móng cọc là gì?  thiết kế móng cọc nhà ở dân dụng là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá ở dưới sâu.

Cách xử lý móng có nước nên dùng cọc tre

Bạn phải làm gì khi móng nhà bạn là đất ao ngày xưa, khi đào móng thì nước ngập và bất bùn? hãy cùng tham khảo cách xử lý móng nhà 1,2,3 tầng của các nhà kỹ thuật để bạn nắm rõ hơn nhé.

Khi nào thì dùng móng cọc tre?

Móng cọc tre là giải pháp mang tính truyền thống để xử lý nền móng cho công trình được khuyến cáo dùng với nhà có tải trọng nhỏ như nhà cấp 4, địa hình phức tạp móng dưới cống, nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vượt….

móng cọc tre để nâng cao độ chặt của đất giảm hệ số giỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền. 

Cần lưu ý:

  • chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không có nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.
  • không đóng cọc tre trong nền đất cát, vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nước
  • mật độ cọc tre thường từ 16-20 cọc/m2 và khoảng cách từ 20 -25cm nếu dày hơn sẽ rất khó thi công
Phương pháp tính sức chịu tải của cọc tre:
Trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó ( thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc). Nên dự tính sức chịu tải và độ lún của móng cọc tre hoặc cọc tràm bằng các phương pháp tính toán theo thông lệ.
Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với sức chịu tải giả thiết thì không cần sửa thiết kế (thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).
 
Khảo sát, thống kê một số công trình gia cố nền móng bằng phương pháp đóng cọc tre, được kết quả: các nhà liền kề với nhau xây dựng và sử dụng nhưng không thấy nứt, nghiêng. Cũng có trường hợp lún ít (nhưng sẽ lún đều khi công trình đường đặt trên hệ thống móng vững trãi).
Như vậy việc đặt trực tiếp móng công trình lên đầu cọc tre cừ tràm là tốt khi công trình có số tầng ít và tải trọng thấp. Còn việc sử dụng vật liệu rời (cát, đá) thì có lẽ chỉ sử dụng được phần cường độ tăng thêm do tác dụng làm chặt đất của cọc tre cừ tràm.
 
Phạm vi áp dụng của cọc tre
– Cọc tre được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào.
– Cọc tre được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tre làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn: ông cha ta thường ngâm tre dưới bùn, khi vớt lên đen vàng óng nhưng chống được mối mọt, dùng làm mái nhà ngày xưa hoặc cột nhà tranh). Nếu cọc tre làm việc trong vùng đất khô ướt thất thường thì cọc rất nhanh chóng bị ải hoặc mục (lúc này lại gây nguy hại cho nền móng). 
 
Cách lựa chọn cọc tre
– Tre làm cọc phải là tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi ,đường kính tối thiểu phải trên 6cm (thường từ 80-100mm), không cong vênh quá 1cm/ 1md cọc. Dùng tre đặc ( hay dân gian hay gọi là tre đực) là tốt nhất . Độ dày ống tre không nhỏ quá 10mm. Nếu tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm vì vậy khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt. Khoảng cách giữa các mắt tre không nên quá 40cm.
– Đầu trên của cọc ( luôn lấy về phía gốc) được cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm để làm mũi cọc.
– Chiều dài mỗi cọc tre từ 1,5 – 2,5 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.
– Số lượng cọc trên 1 m2 được xác định theo công thức:
   + Đất yếu vừa có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 đóng 16 cọc cho 1m2.
   + Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 đóng 25 cọc cho 1m2.
   + Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,80 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kG/cm2 đóng 36 cọc cho 1m2.
   (Theo 22TCN 262-2000 thì cọc tre đóng 25 cọc/1m2, cừ tràm 16cọc/1m2)

 Phương pháp đóng cọc tre

 Đóng cọc bằng thủ công:

Dùng vồ gỗ rắn loại có trọng lượng từ 8-10kg cho 1 người hoặc 2 người để đóng. Để tránh làm dập nát đầu cọc ta bịt đầu cọc bằng sắt. Cọc đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc, nếu cọc chưa xuống sâu mà đầu cọc dập nát thì nhổ bỏ. Trường hợp nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc. Đây là một công việc khó nhọc, tốn khá nhiều công sức và thời gian.

 Đóng cọc bằng máy:

– Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể. Ở một số nơi đã cải tiến búa máy phá bê tông bằng cách chụp thêm một mũ chụp để đóng cọc tre. Máy nén khí trường hợp này dùng loại có công suất nhỏ, áp lực khi nén khoảng bằng 4-8atm, một máy nén khí có thể dùng đồng thời cho 5-6 máy đóng cọc tre. Phương pháp này thi công nhanh, đỡ vất vả và có thể đóng cọc tre trong hố móng có dưới 20cm nước.
– Dùng đầm cóc để đóng cọc, phương pháp này hiện nay đang được dùng phổ biến vì có tính cơ động, dễ di chuyển máy…

Sơ đồ hạ cọc:

Nếu là khóm cọc hoặc ruộng cọc gia cố nền thì tiến hành đóng từ giữa ra. Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự. Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào.

Trình tự đóng cọc tre:

– Cọc đóng theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
– Cọc lớn đóng trớc, cọc nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng.
– Cọc đóng xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh.
Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10 cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.

 

Hình ảnh cọc được ép bê tông lớn

Hiện nay còn sử dụng biện pháp cột khoan nhồi bê tông vô cùng chắc chắn và kiên cố.

Những loại móng nhà dân dụng nào nên sử dụng cọc khoan bê tông?

Những ngôi nhà có địa hình phức tạp và có tải trọng lớn nên chọn sử dụng cọc khoan bê tông cho chắc chắn

Chọn số lượng cọc? Thường khi nhà sẽ không có kết quả khảo sát địa chất, nên việc tính toán chọn sơ bộ số lượng cọc cho chính xác và không lãng phí là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư.

Số lượng cọc trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:

Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng  cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cột * hệ số moment 1.2 x số tầng

Ví dụ: tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5×4) => số cọc = 1.2×1.2x5x20= 144 tấn/20 = 7.2 cọc => chọn 8 cọc

Có nên sử dụng máy ép cọc?

– Sức chịu tải của cọc 200×200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200×200 là 20×2-20x3T = 40-60T 

Khi chọn máy ép cọc thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động => máy ép cọc phải >=75T.

Khi ép cọc sẽ có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra tấn thực tế ép được, chỉ cần xem chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được công trình của bạn

­­­­­­­­­Những lưu ý trước khi chuẩn bị xây nhà ?

-Để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng đặc biệt là các tầng hầm nhà cao tầng.

-Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện  pháp thi công, đào hố sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình. nên điều tra nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận nhất là phần móng để có biện pháp thi công hiệu quả.

-Phải quan trắc đia chất để đảm bảo cho kết cấu nền móng công trình được đảm bảo và ổn định.

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây dựng. Nó quyết định cho sự kiên cố bền vững làm nền tảng nâng đỡ công trình.

Trên đây  là những ý kiến đưa ra để cung cấp cho quý vị những quy cách để phân biệt các loại móng nhà dân dụng nhằm giúp cho quý vị có thể nhận biết, tham khảo và áp dụng một cách đúng đắn nhất với nền đất của gia đình mình.

Để được tư vấn vui lòng liên hệ qua Hotline: 0914581221

Bình luận

500 Nhà mẫu

Đa dạng phong cách, đầy đủ hồ sơ chitiết

Tư vấn Chọn mẫu

Chọn mẫu nhà phù hợp với kích thước đất

Giám sát online

Trong toàn bộ quá trình thi công công trình

Bàn giao Hồ sơ

Miễn phí qua đường bưu điện, mua trọn bộ hồ sơ