Bạn và gia đình khi xây nhà đều muốn cơi nới, đua diện tích các tầng phía trên thêm rộng rãi nhưng không biết phân biệt thuật ngữ giữa ban công và logia là gì? hãy cùng siêu thị nhà mẫu chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Phân biệt giữa ban công và logia
1. Tìm hiểu khái niệm ban công là gì
Ban công là gì? ban công còn gọi Balcon ( theo tiếng pháp ) là một kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà là một không gian theo chiều ngang được nhô ra và nối liền với một bức tường trước một cánh cửa và thường có gắn lan can an toàn và có cửa thông vào phòng.
Ưu điểm của ban công:
Ban công giúp ta có thể đứng ngắm cảnh, đồng thời có thể che cho phần phía dưới và ban công thông thường được xây từ tầng hai trở lên.
Ban công là gì không cần chạy suốt chiều dài nhà, vì sẽ tốn kém mà hiệu quả sử dụng không cao chỉ cần diện tích >1,2 m2, trong nhà ở gia đình người ta thường mở rộng sàn để làm ban công. Và vì vậy logia sẽ được sử dụng trong thiết kế biệt thự nhà vườn, nhà nghỉ dưỡng hay các biệt thự mang phong cách tân cổ hoặc cổ điển.
Khi bạn đứng ở ban công nhà bạn có thể nhìn được ra bên ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau.
Ban công cần được xây thấp hơn trong nhà và hơi dốc (khoảng 1%) ra phía ngoài, có rãnh thoát nước dọc ban công để dẫn nước đến ống thoát nước, không để nước mua chảy vào trong nhà. do đó cần phải cách nhiệt, chống thấm và tổ chức thoát nước tốt.
Nhiều bạn cũng chưa biết rõ ban công là gì có những kiểu dáng nào phù hợp với ngôi nhà của mình đúng không? ban công cũng có rất nhiều hình khối đa dạng như: hình chữ nhật, hình vuông, hình bán nguyệt hình thang hay hình gấp khúc… tùy vào diện tích lớn hay nhỏ hay sở thích của gia chủ muốn xây theo phong cách nào.
Ví dụ: tham khảo mẫu ban công hình chữ nhật cho biệt thự 2 tầng đẹp theo phong cách tân cổ điển
Ban công hình chữ nhật nhà 2 tầng đẹp
Với những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại, ban công là gì được thiết kế đơn giản hơn với những cách phối màu thích hợp để tạo điểm nhấn cho ngoại thất công trình. Hình thức lan can có thể xây gạch đặc hoặc là những chấn song bằng thép hoặc inox cũng trở nên ấn tượng cho ngôi nhà.
Ban công hình bán nguyệt cho phong cách nhà 2 tầng 10x12m đẹp ở Hà Nội
Ban công hình bán nguyệt nhà 2 tầng tân cổ điển 10x12m
Hình thức chung của ngôi biệt thự 2 tầng đơn giản đẹp là yếu tố quyết định đến hình thức của ban công. Với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách châu Âu cổ thì ban công thường được điểm thêm những hoạ tiết trang trí với những gờ, phào, chỉ cầu kỳ. Lan can có thể bằng thép uốn tạo độ cong và sử dụng hoa sắt với nhiều chi tiết tỉ mỉ làm hoạ tiết trang trí.
Nhược điểm của ban công:
Thiết kế ban công là gì? ban công sẽ chiếm nhiều diện tích hơn, dễ bị mưa hắt và nắng chiếu vào bởi có 2 đến 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên.
Ban công có thể xây một số chỗ nhô ra ngoài để trồng cây cảnh, phía ngoài ban công phải có lan can, cao 900 – 1100 mm để đảm bảo an toàn cho các gia đình có trẻ nhỏ nhưng cũng cần phải tuân thủ theo quy định.
Kết cấu của ban công gồm có 3 loại:
Thứ 1: Ban công không có đầm đỡ dưới: lúc này ban công làm việc như bản công xôn, cốt thép chịu lực đặt ở phía trên bản và đặt trên cốt thép phân bố.
Thứ 2: Ban công có hai dầm đỡ hai bên: ban công làm việc như bản kê ba cạnh, cốt thép chịu lực đặt phía trên, dọc theo ban công (nối với cốt thép hai dầm) và phía dưới theo chiều rộng của ban công. Tuy vậy, vùng gần hai dầm thì ban công chịu kéo phía trên, do vậy nên đặt cốt thép chịu lực ở cả hai phía (trên và dưới) ban công nhưng phía trên là chủ yếu, phía dưới chỉ quan tâm đến cốt thép nối hai dầm (theo chiều dọc).
Ban công có dầm đỡ 2 bên
Thứ 3: Ban công có hai dầm dỡ hai bên và dầm nối hai dầm này ở phía ngoài: ban công làm việc như bản kê bốn cạnh, cốt thép chịu lực đặt phía dưới ban công và theo chiều rộng (ngang) là chính.
Ban công thường rộng 800- 1200 mm, dưới có dầm đỡ. Nếu ban công hẹp (< 800 mm) thì có thể không cần dầm đỡ. Bản và dầm ban công thường làm bằng bê tông cốt thép.
Cấu tạo của ban công như sau:
Mặt bằng ban công
Mặt cắt ban công
Kết cấu chịu lực của ban công và lô gia thường được cấu tạo cùng một loại vật liệu của kết cấu chịu lực của sàn nhà như gỗ, thép, bê tông cốt thép. Hiện nay, phổ biến ban công và logia được làm bằng bê ông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Do vị trí của lô gia được làm nhô ra khỏi tường ngoài có cột đỡ ở dưới mà kết cấu sàn sẽ giống như cấu tạo sàn nhà.
Lan can ban công nói chung tương tự như lan can cầu thang nhưng thường dụng bằng con tiện sứ. Tay vịn của ban công cũng tương tự như tay vịn cầu thang nhưng thường làm bằng gạch xây.
2. Logia là gì?
Logia là gì ? Lô gia là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà nên được che chắn cẩn thận, chỉ có 1 bề mặt tiếp xúc với thiên nhiên. Lô gia cũng là một phần của sàn gác nhưng được làm thụt vào trong tường nhà. Do vậy, lô gia thường chỉ có một hướng nhìn ra không gian bên ngoài. Lô gia thường được thiết kế khi không muốn cho các không gian thoáng nghỉ ngơi để đảm bảo tính độc lập của từng không gian (ví dụ trong các căn hộ chung cư, các phòng nghỉ khách sạn).
Logia là gì – logia cho các nhà cao tầng
Ngoài ra, logia và ban công có thể sử dụng những vật liệu mới như kính hoặc gỗ cũng là một cách trang trí tạo nên một phong cách độc đáo cho ngôi nhà thêm sang trọng. Hoạ tiết cho ban công thường được gia chủ đặt thiết kế đồng bộ với các hoạ tiết của cửa sổ, cầu thang.
Ưu điểm của logia:
–Logia là gì? và logia tiết kiệm được diện tích hơn nhưng lại có nhiều chức năng như phơi phóng, nơi trồng cây xanh, chậu hoa cảnh, thậm chí để các thứ lặt vặt như cục nóng điều hòa, …
-Đặc biệt logia còn giúp làm giảm bức xạ nhiệt cho không gian trong nhà, đặc biệt những tòa nhà sử dụng nhiều kính như các tòa nhà chung cư cao tầng, các khách sạn hoặc nhà nghỉ để đảm bảo tính riêng tư và tính an toàn.
Cấu tạo của logia
hình ảnh minh họa mặt cắt logia
Xét về ưu và nhược điểm giữa ban công và lô gia trên thực tế không chênh lệch nhau lắm:
Thực tế thì ban công hay logia lại là nơi đón nhận gió, ánh sáng, giao tiếp với môi trường thiên nhiên bên ngoài nên có nghĩa là các cửa ban công, cửa sổ cũng rất quan trọng và cần lưu ý các vấn đề sau:
+Thiết kế ban công và logia cần tránh cửa chính thẳng hướng với cửa ban công, sẽ làm tài lộc thất thoát
+ Logia cần tránh cửa sổ và cửa ban công các phòng ở các hướng phía Tây vì hướng tây sẽ rất nóng.
+ Xây logia cần tránh cửa sổ, cửa ban công mở quá gần một toà nhà kế bên, nhất là lại có cửa trực xung phía toà nhà đối diện (nếu thiết kế cửa ban công sát nhà nhau như vậy sẽ gây ra hiện tượng chèo từ nhà này sang nhà khác)
>>> có thể bạn quan tâm tường xây sau bao lâu thì trát được một cách chính xác nhất
+Nếu có các cột điện, cột ăng ten phát sóng… phía ngoài cửa sổ, cửa ban công hay logia thì cũng không tốt sẽ gây ra sự mất an toàn hoặc chập cháy.
Qúy vị cần chú ý khi thiết kế ban công và logia
Khi thiết kế cấu tạo ban công và lô gia phải đảm bảo kết cấu chịu lực tốt, đồng thời cũng đạt yêu cầu cao về tính sử dụng và tính thẩm mỹ và tính an toàn.
Do vị trí nền sàn của ban công là gì? và lô gia chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời. mưa gió nên cấu tạo mặt sàn có yêu cầu cách nhiệt, chống thấm và thoát nước tốt. Mặt sàn phải được đánh dốc ( 1% : 2%) về phía ống thoát nức và chỗ cao nhất phải thấp hơn sàn trong nhà ít nhất 2cm.
Lan can cần thông gió tốt và đảm bảo yêu cầu nghệ thuật xử lý mặt đứng công trình. Nếu là lô gia phơi đồ thì cần có biện pháp thiết kế kiến trúc để che chắn cho có thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo thông thoáng.
Thông số tiêu chuẩn tham khảo về độ cao lan can của lô gia và ban công là từ 1,1 m trở lên; khoảng cách giữa các thanh gióng của lan can cũng không được quá 10 cm. Với những gia đình có con nhỏ, không nên sử dụng lan can là những chấn song nằm ngang, trẻ có thể leo trèo rất nguy hiểm.
>>> Xem thêm hình ảnh thi công thực tế nhà cấp 4 đẹp ở Hải Phòng diện tích 150m2
Theo quy định, lan can, ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 1,4m.
Lưu ý: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 323/2004 “Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế” quy định: Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia. Lan can lô gia không được hở chân và có chiều cao không nhỏ hơn 1,2m.
Qua bài viết này quý vị đã hiểu rõ hơn về ban công là gì và logia là gì rồi đúng không nào. Để bài viết chúng tôi được hoàn thiện hơn mong được sự đóng góp ý kiến từ quý vị và các bạn.
Mọi chi tiết góp ý về bài viết ban công là gì hay logia là gì bạn vui lòng liên hệ qua Hotline: 0914581221
Trân trọng cảm ơn!