Lưu ý khi thiết kế và xây nhà ở kết hợp để kinh doanh

Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh là xu hướng thiết kế nhà ở phổ biến tại các thành phố, đô thị lớn hiện nay. Để sở hữu một ngôi nhà đảm bảo cả về công năng lẫn tính thẩm mỹ đòi hỏi gia chủ và KTS phải đầu tư thích đáng cho khâu thiết kế, thi công công trình. Nếu bạn đang có ý định xây dựng kiểu nhà này thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này nhé!

Khi thiết kế và thi công xây dựng nhà ở kết hợp kinh doanh, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo công trình lên hình phải ưng ý nhất, tránh phải cải tạo sửa chữa mất thêm thời gian công sức cũng như phát sinh thêm chi phí

Khái niệm nhà ở kết hợp kinh doanh là gì

Thiết kế và xây dựng nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý gì?

Với loại hình thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh này thì không có khái niệm cụ thể rõ ràng nào cả. Gọi nôm na của người dân là nhà mặt phố dùng nhà ở kết hợp với mục đích kinh doanh buôn bán. Nhà ở kết hợp kinh doanh còn gọi là nhà phố thương mại.

Loại hình nhà ở này rất phổ biến tại các thành phố lớn, nơi nhu cầu kinh doanh buôn bán rất cao. Thông thường, nhà phố có chiều dài vượt trội kiểu nhà ống, một lợi thế mà gia chủ hoàn toàn có thể tận dụng mặt tiền nhà, tầng trệt để kinh doanh buôn bán. Sự kết hợp này không chỉ tận dụng được quỹ đất, tăng mục đích sử dụng mà còn tạo cơ hội gia tăng thu nhập.

Thế nhưng, điều quan trọng nhất là phải thiết kế nhà biệt thự sao cho không gian sinh hoạt riêng tư của gia đình không bị ảnh hưởng, không bị tác động bởi hoạt động kinh doanh. Cùng với đó cần phải đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình

Vậy muốn thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý những gì?

Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh

Nhà ở kết hợp kinh doanh thương mại là mô hình nhà ở 2 trong 1 luôn được các gia đình có đất mặt phố ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, thiết kế nhà ra sao, bố trí công năng như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng là điều không hề đơn giản. Để có thể sở hữu ngôi nhà phố kinh doanh ưng ý. Bạn tuyệt đối không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng sau

Thứ 1: Tài chính quyết định quy mô công trình nhà ở kết hợp kinh doanh

Tài chính quyết định quy mô xây diện tích ngôi nhà vừa ở vừa kinh doanh

Tài chính luôn là yếu tố mang tính quyết định đến kết cấu và quy mô của nhà ở kết hợp kinh doanh. Gia chủ cần xác định rõ khoản chi phí đầu tư cho thiết kế, thi công xây dựng nhà là bao nhiêu. Từ đó cùng với kiến trúc sư lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc phù hợp. Nếu gia đình có điều kiện có thể xây theo kiểu nhà biệt thự và nhà nhiều tầng và sử dụng nội thất cao cấp ngược lại nếu kinh phí hạn hẹp thì chọn các mẫu thiết kế nhà đơn giản hiện đại có thể thêm tầng tum hoặc gác lửng….

Mặt khác nếu yếu tố tài chính quyết định đến loại hình kinh doanh của gia đình. Bởi lẽ nếu chọn loại hình vượt quá nguồn kinh phí hiện có bạn có thể vay thêm, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần.

Thứ 2: vị trí xây dựng

Bạn nên chọn lô đất xây nhà tọa lạc ở vị trí giao thông thuận tiện, hướng ra mặt đường lớn, nơi có 2, 3 mặt tiền thì càng tốt. Ở những vị trí này, giao thông thuận tiện, tấp nập rất tiện để kinh doanh hàng ăn, shop quần áo, tiệm vàng, hiệu thuốc hay cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê văn phòng….

Thứ 3: Quy mô công trình rộng hay hẹp cũng ảnh hưởng đến công trình

Theo các chuyên gia cho rằng nhà phố kết hợp với nhà ở có kết cấu nhà 2 tầng đẹp trở lên, diện tích dao động khoảng 60- 100m2 mặt tiền từ 4m trở lên, không nên quá chật vì kiểu nhà này kết hợp phải đảm bảo được 2 chức năng ở và kinh doanh. Nếu quá chật chội, hàng hóa chất đống sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tổng thể cũng như không tạo được sự thoải mái, thư giãn cho các thành viên trong gia đình. Khi đó thiết kế nhà phố vì thế không thực sự tối ưu công năng sử dụng.

Thứ 4: Vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng tới xây nhà kinh doanh kết hợp với ở

Với nhà 3 tầng hiện đại để ở hay nhà phố kết hợp kinh doanh, gia chủ đều phải lựa chọn vật liệu xây dựng, vật liệu hoàn thiện tốt nhất có thể đảm bảo tính bền vững, kiên cố cho công trình. Tuy nhiên tùy thuộc điều kiện thực tế, khả nang kinh tế của gia chủ, đặc điểm của lô đất, môi trường xung quanh, lượng khách hàng có nhu cầu

Ví dụ: nếu nhà bạn có mặt tiền đẹp nằm ngay trục đường lớn thì có thể thiết kế các tầng dưới làm văn phòng cho thu. Còn các nhà gần trường học, khu công nghiệp, bệnh viện hãy cân nhắc kinh doanh hàng ăn, quán cà phê..

Khi xác định được rõ loại hình kinh doanh, gia chủ và kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng thiết kế ngôi nhà đặc biệt là đối với không gian kinh doanh ở tầng trệt sao cho vừa đảm bảo tính công năng, giá trị thẩm mỹ hấp dẫn khách hàng.

Thứ 5: Lưu ý xây nhà ở kết hợp với kinh doanh cần đảm bảo an ninh, an toàn cho ngôi nhà

Nhà ở kết hợp kinh doanh mặt phố tiện đường thuận tiện về giao thông, xe cộ qua lại nhiều đông đúc rất tiềm năng để buôn bán, nhưng đây cũng chính là điểm bạn và gia đình hết sức lưu ý. Vào những lúc bận rộn, đông người qua lại, mở cửa thường xuyên, sẽ thu hút sự chú ý của kẻ gian. Do đó, gia chủ cần đặc biệt lưu ý với vấn đề an ninh an toàn ngay từ khâu thiết kế, đảm bảo cho khu vực kinh doanh và không gian ở của gia đình đều được an toàn.

Hệ thống cửa cổng vô cùng quan trọng. Cổng chính, tường rào nếu có cần chắc chắn nên sử dụng cửa hai lớp, kết hợp cửa sắt và cửa kính hoặc cửa cuốn. Đồng thời cần lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát chất lượng để kiểm soát tình hình, hạn chế tối đa những tình huống phát sinh không mong muốn.

Ngoài ra, chủ cũng nên thiết kế lối thoát hiểm cho nhà cao tầng, hoặc nhà ống nhà phố kết hợp với kinh doanh và có những biện pháp phòng cháy chữa cháy phù hợp, hạn chế tối đa thiệt hại khi chẳng may sảy ra sự cố cháy nổ.

Thứ 6: xây nhà ở kết hợp kinh doanh phải đảm bảo sự riêng tư thiết yếu

Khu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh, yếu tố riêng tư cho không gian ở luôn được đặt lên hàng đầu. Phương án thiết kế kiến trúc cần đảm bảo mang đến cho gia chủ không gian sống tiện nghi, đa năng và thoải mái nhất có thể. Tốt nhất nên thiết kế lối đi riêng, phòng vệ sinh cho khách, đồng thời tạo sự tách biệt nhất định với khu vực sinh hoạt của gia đình.

Cẩn thận hơn có thể bố trí thêm bảng hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể, tinh tế nhắc nhở khách hàng về khu vực nào mình sử dụng, nơi nào là chốn riêng tư của gia chủ, không nên bước vào.

Bố trí công năng hợp lý cho cả khu ở và kinh doanh

Thông thường với kiểu nhà 2 trong 1 này khu vực kinh doanh sẽ được bố trí ở mặt tiền nhà hoặc toàn bộ không gian tầng trệt. Trong khi đó không gian sinh hoạt của gia đình có thiết kế ở các tầng trên hoặc phía sau nhà đối với nhà 1 tầng. Trường hợp diện tích nhà không đủ lớn nhưng bạn vẫn muốn tận dụng mặt tiền để kinh doanh thì có thể cân nhắc thiết kế thêm tầng lửng.

Nếu có thể, gia chủ nên bố trí thêm tầng hầm hoặc bán hầm hoặc sân trước rộng rãi làm chỗ để xe cho khách. Nhiều gia đình còn thiết kế lối vào riêng, cầu thang riêng cho khu vực ở nhằm đảm bảo tính an toàn, riêng tư thiết yếu.

Thứ 7: Trú trọng thẩm mỹ mặt tiền nhà

Kiến trúc mặt tiền đối với nhà ở kết hợp kinh doanh cực kỳ quan trọng, là một trong những yếu tố góp phần thu hút sự chú ý của khách hàng. Hiện nay, phong cách kiến trúc hiện đại đường nét đơn giản mà mạnh mẽ, sắc nét kết hợp cùng các điểm nhấn trang trí, hình khối màu sắc nhấn nhá bắt mắt được nhiều gia chủ lựa chọn.

Để mặt tiền nhà phố cuốn hút hơn, ban có thể sử dụng gạch ốp trang trí kết hợp kính cường lực hay lam gỗ, cây xanh trang trí. Hệ thống cửa kính cường lực không chỉ tạo cảm giác sang trong cho ngoại thất công trình, đảm bảo an toàn mà còn mang đến tầm nhìn đẹp mắt. Cho phép ánh sáng tự nhiên lan tỏa vào mọi ngóc ngách bên trong nhà.

Bên cạnh đó gia chủ cũng nên chú trọng việc bài trí không gian ở nhằm mang đến cho các thành viên trong gia đình cảm giác thoải mái dễ chịu nhất có thể. Để nhà là nơi có nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.

Thực tế cho thấy, nhà phố hiện nay thường được thiết kế theo hướng hiện đại đơn giản không quá cầu kỳ về mặt trang trí. Gia chủ nên đầu tư thích đáng cho bảng hiệu các tấm biển baner quảng cáo để hấp dẫn khách hàng

Mặt tiền nhà phố kinh doanh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau

Xác định rõ phong cách thiết kế

Hiện có nhiều phong cách thiết kế mặt tiền để bạn và gia đình lựa chọn, trong đó xu hướng mặt tiền hiện đại tối giản được ưa chuộng nhất. Đối với những ngôi nhà phố tọa lạc tại vị trí đẹp, tầng trệt sẽ được thiết kế rộng rãi, thông thoáng với cửa kính lớn ở mặt tiền. Các tầng trên sẽ kết hợp thêm các lam che hoặc rèm cửa để đảm bảo sự riêng tư, kín đáo.

Với mặt tiền phố hẹp ngang, nên ưu tiên hình khối, theo phương ngang nhằm tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn, cân xứng về mặt thị giác, tránh gây choáng ngợp bởi chiều công trình. Xem thêm các mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh

Phối màu hài hòa

Gia chủ nên chọn tối đa không quá 3 màu cho mặt tiền nhà phố kinh doanh để tránh tạo cảm giác rối mắt. Đầu tiên chọn màu sơn cho tường, tiếp đến là cửa chính với những gam màu trung tính, cùng tone hoặc nhạt hơn màu sơn tường. Màu sắc của cổng hàng rào không nên quá đậm nếu không sẽ khiến ngôi nhà bị lư mờ.

Về phong thủy

Phong thủy thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh

Bạn có thể chọn màu sắc phù hợp với tuổi và bản mệnh của mình, tường màu xanh da trời hoặc xanh làm phù hợp với mặt tiền hướng Đông và Đông Nam; màu kem sữa ghi trắng hợp với mặt tiền hướng Tây Bắc. Màu trắng sữa, ghi, xám phù hợp với mặt tiền nhà hướng Bắc.

Kết hợp vật liệu ăn ý

Mặt tiền nhà phố thương mại sẽ trở nên ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng hơn khi kết hợp hài hòa giữa các loại vật liệu hoàn thiện như gạch ốp đá kính hoặc kim loại. Trong đó vật liệu kính rất được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, an toàn và riêng tư khi kết hợp cùng rèm cửa, lam gỗ che chắn.

Coi trọng chiếu sáng

Vào ban đêm ánh sáng đèn không chỉ khiến mặt tiền nhà phố trở nên cuốn hút, bắt mắt hơn mà còn góp phần đảm bảo an ninh an toàn cho công trình. Thị trường có rất nhiều loại đèn trang trí, ngoại thất, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc chất liệu để bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu, sở thích cũng như khả năng tài chính của mình. Nên ưu tiên đèn tiết kiệm điện hiệu quả

Trang trí với hoa, cây xanh

Đây là ý tưởng trang trí mặt tiền nhà biệt thự 1 tầng phố truyền thống nhất chưa bao giờ lỗi mốt. Nhiều gia đình thường chọn trồng các loại cây dây leo, hoa giấy để làm đẹp ngoại thất ngôi nhà. Không chỉ tạo nên diện mạo đẹp thân thiện cho mặt tiền nhà, cây xanh góp phần cách nhiệt, chống nóng, mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ cho không gian sinh hoạt bên trong.

Lưu ý chống thấm

Đây là khâu vô cùng quan trọng khi hoàn thiện nhà phố, đặc biệt là đối với mặt tiền vì nếu tường ngoài thấm dột, loang lổ, rêu mốc sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ tổng thể cũng như sức khỏe con người. Ngay từ khâu thiết kế gia chủ cần lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp sử dụng với sơn chống thấm, màng chống thấm và phụ gia chống thấm…

Tham khảo các mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh mà siêu thị nhà mẫu chúng tôi thiết kế

Mẫu số 1: Mẫu thiết kế nhà 4 tầng vừa ở vừa kết hợp kinh doanh

Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh được thiết kế với những kiến trúc được thiết kế với những kiến trúc đẹp được thiết kế với 4 tầng thiết kế mang phong cách hiện đại vừa mới mẻ, thoáng đãng vừa tiết kiệm được chi phí.

Thông số chi tiết của mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh

  • Mã Sản Phẩm Mẫu biệt thự đẹp BT502023
  • Số Tầng 4 tầng
  • Phong Cách Kiến trúc hiện Đại
  • Chiều Cao Tầng Trống
  • Mặt Tiền 9m
  • Chiều Sâu 16m
  • Diện Tích 140m2
  • Kinh Phí Đầu Tư Tối thiểu 3 tỷ đồng
  • Kích Thước Đất 140m2
  • Phương Án Móng Móng Cọc
  • Cấu Tạo Mái Mái bằng
  • Cấu Tạo Thang Trống
  • Lát Sàn Trống
  • Chất Liệu Cửa Trống
  • Trần Giả Trống
  • Phòng Khách Trống
  • Phòng SHC Trống
  • Phòng Ngủ Trống
  • Phòng Thờ Trống
  • Phòng Vệ Sinh Trống
  • Gara ô tô Trống
  • Phòng khác Trống
  • Quy cách hồ sơ Khổ A3, khoảng 200 trang
Thiết kế và xây nhà vừa ở vừa kinh doanh quán cafe 3 mặt tiền đẹp
Mặt bằng nội thất tầng 1 nhà 4 tầng ở kết hợp kinh doanh phong cách hiện đại 140m2
Mặt bằng tầng lửng nhà 4 tầng ở kết hợp kinh doanh
Mặt bằng thiết kế nội thất tầng 2 nhà 4 tầng ở kết hợp kinh doanh
Thiết kế tầng 3 nhà 4 tầng vừa ở vừa kinh doanh phong cách hiện đại ấn tượng
Mặt bằng mái nhà 4 tầng ở kết hợp với kinh doanh

Mẫu số 2: Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh siêu thị mini ở Lạng Sơn

  • Mã Sản Phẩm: BT603023
  • Số Tầng: 3 tầng
  • Phong Cách: Kiến trúc hiện Đại
  • Chiều Cao: Tầng Trống
  • Diện Tích: 87m2
  • Kinh Phí Đầu Tư: 1.5 tỷ đồng
  • Kích Thước Đất: 87m2
  • Phương Án: Móng Móng Cọc
  • Cấu Tạo Mái: Mái bằng
  • Trần Giả: Thạch Cao
  • Phòng Ngủ N1: 17.6m2
  • Phòng Thờ: 19.5m2
  • Phòng Vệ Sinh: wc1 3m2
  • Phòng khác: Không gian bán hàng
  • Quy cách hồ sơ: Khổ A3, khoảng 100 trang
Phối cảnh nhà 4 tầng vừa ở vừa kinh doanh đẹp ở Lạng Sơn

Tận dụng nhà mặt phố vừa ở vừa kinh doanh 2 trong 1 ấn tượng

Được biết đến là một tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc nên rất đông đúc, buôn bán tấp nập. Gia chủ ông cũng không ngoại lệ, tận dụng nhà mặt phố lớn để kinh doanh buôn bán cũng là một mô hình kinh doanh đang được nhiều người lựa chọn. Bởi nó còn là sự kết hợp 2 trong 1 vừa có thể ở lại vừa có thể kinh doanh.

Theo như phối cảnh 3D ngôi biệt biệt thự 3 tầng thực chất là 4 tầng (bởi nó có tầng lửng). Rất dễ nhận thấy đây là một khu đô thị với quy hoạch chỉ được phép xây 3 tầng 1 tum… nhưng qua cách xử lý của các KTS Siêu thị nhà mẫu đã thiết kế vô cùng hợp lý vừa không vi phạm luật xây dựng mà vẫn tiết kiệm và xử lý công năng một cách logic nhất.

Mặt tiền với lợi thế vỉa hè rộng, phù hợp với mọi loại hình kinh doanh. Đây sẽ là một điểm cộng lớn cho những ngôi nhà có mặt tiền và vỉa hè rộng nó vừa có thể giúp khách để xe thuận tiện và an toàn nhất.

Bố trí mặt bằng tầng 1 nhà vừa ở kết hợp kinh doanh siêu thị

Bố trí mặt bằng tầng 1 là nơi chủ nhà vừa ở kết hợp với kinh doanh với tổng diện tích lên đến 120m2 không gian hàng có thẻ bố trí theo ý thích hoặc tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà gia chủ có thể cho thuê lại mặt bằng. Hưởng trọn 2 đến 3 mặt tiền chắc chắn sẽ là mặt bằng kinh doanh thuận tiện và đắt khách nhất nhờ vị trí thuận lợi nhất.

Nội thất tầng lửng nhà 4 tầng kết hợp kinh doanh siêu thị đẹp

Trong mặt bằng tầng lửng, nhu cầu thiết kế của gia chủ gồm 1 phòng bếp kết hợp với ăn uống. Khu vực này dành cho gia chủ có thể sử dụng hoặc nếu cho thuê thì không gian bếp này có thể được nhân viên của công ty sử dụng… Không gian bếp vô cùng rộng lớn được trang bị đầy đủ tue chạn và bếp nấu, nên rất tiện lợi cho khách hàng khi thuê. Bên cạnh đó cầu thang bộ cũng như thang máy đều được bố trí gần nhau thuận tiện và dễ dàng di chuyển.

Tầng 2 nhà vừa ở vừa kinh doanh siêu thị mini 2 mặt tiền đẹp

Nội thất tầng 4 gồm 1 phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh ở phía ngoài sảnh tầng là bước đệm để di chuyển vào các không gian ở với những không gian như kho hàng, và cầu thang máy rất thuận tiện cho với những hàng hóa có kích thước lớn và nặng thì thang máy sẽ giúp cho việc vận chuyển 1 cách dễ dàng hơn.

Khu vực phòng ngủ được thiết kế với 1 giường đôi kích thước lớn, hưởng trọn ánh sáng và góc view ra bên ngoài nhà vô cùng đẹp mắt khi được bố trí phòng ngủ ở phía trước nên không bị tối hay bí bách bởi các vách kính có thể đón nhận ánh sáng hoặc đón bình minh từ rất sớm với nhà 2 mặt tiền nên rất thoáng đãng không bị che khuất tầm nhìn

Bản vẽ nội thất tầng 3 nhà kết hợp ở và kinh doanh

Nội thất tầng 3 được thiết kế 1 phòng thờ 1 sân phơi và các không gian phụ trợ như sân chơi, khu để máy giặt…

Với không gian tầng 3 nhà ở kết hợp kinh doanh này gia chủ muốn lựa chọn 1 không gian yên tĩnh để đặt phòng thờ. Với những ngôi nhà vừa ở vừa kinh doanh sẽ rất ồn ào hoặc đông người qua lại sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của nơi thờ cúng. Không gian thờ là nơi linh thiêng cần đặt ở vị trí cao ráo sạch sẽ và trang nghiêm lịch sự do đó các KTS đã bố trí phòng thờ ngay trên tầng 3 để tránh được sự ồn ào. Và gia chủ có thể dễ dàng chăm sóc, lau dọn ban thờ một cách thuận tiện nhất.

Các không gian xung quanh đều được bố trí thoáng đãng, sân chơi rộng cả gia đình có thể lên ngắm và tận hưởng không khí trong lành mát mẻ vào mỗi buổi sáng hoặc buổi xế chiều. Nơi đây sẽ là không gian gia đình yêu thích nhất bởi nó có tầm cao thoáng và tầm nhìn xa vô cùng đẹp mắt có thể ngắm nhìn đường phố tấp nập vào mỗi buổi sáng khi bình minh ló rạng và 1 khung trời lãng mạn vào mỗi buổi tối khi đường phố lên đèn.

Kết luận cho các mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh

Bài viết nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý gì đã đem đến cho quý vị thấy được vị trí của ngôi nhà có thể giúp ích cho nhiều gia đình, tăng thu nhập và kinh tế gia đình nhờ thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh giúp cho không gian trở nên thông minh hơn, tận dụng được tối đa không gian so với những gia đình không thiết kế.

Siêu thị nhà mẫu chúng tôi với kinh nghiệm trên 15 năm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng tự hào khách hàng nồng nhiệt đó là nguồn động lực thúc đẩy chúng tôi cho ra sản phẩm mới Với những không gian tối ưu và linh hoạt để có thể kinh doanh một cách thuận tiện nhất. Ngoài ra, những mẫu nhà biệt thự đẹp của chúng tôi cũng sẽ làm cho quý vị sẽ không tìm được đơn vị tư vấn thiết kế thứ hai.

==>Có thể bạn quan tâm đến xem tuổi làm nhà năm 2022 xem tuổi nào hợp làm nhà phải không nào

Hãy liên hệ ngay với siêu thị nhà mẫu để được tư vấn và thiết kế và sở hữu những mẫu nhà được thiết kế độc đáo mang dấu ấn cá nhân và đẹp mắt.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0914 58 1221

Bình luận

500 Nhà mẫu

Đa dạng phong cách, đầy đủ hồ sơ chitiết

Tư vấn Chọn mẫu

Chọn mẫu nhà phù hợp với kích thước đất

Giám sát online

Trong toàn bộ quá trình thi công công trình

Bàn giao Hồ sơ

Miễn phí qua đường bưu điện, mua trọn bộ hồ sơ