Tổng hợp các yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở.

Nói đến các yếu tố phong thủy và thiết kế nhà ở thì việc xem phong thủy đã trở thành thói quen và thành thông lệ, khi xây nhà hầu hết ai nấy cũng đều muốn biết yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến thiết kế nhà ra sao, nhà có ảnh hưởng gì không. Việc xem “thầy” trở nên “phong trào” và thầy “phán sao làm vậy” như vậy phong thủy đã đúng chưa? chẳng qua con người quá tin và phó mặc cho phong thủy và các “thầy” phong thủy được nước “làm tới”.

Vật phẩm vòng bát quái trong phong thủy

Vậy phong thủy là gì và phong thủy ảnh hưởng như thế nào đến thiết kế nhà ở ?

Phong thủy trong thiết kế nhà ở là gì?

Khái niệm phong thủy là gì?

Khái niệm của phong thuỷ đã rất quen thuộc trong đời sống, không phải là một điều gì quá xa vời hay quá cao siêu, có rất nhiều định nghĩa và cách thức đề cập đến phong thuỷ như: phong thủy là một môn khoa học, phong thuỷ là nghệ thuật tổ chức không gian, phong thuỷ là nghệ thuật bài trí, hay phong thuỷ là một phần của kiến trúc v.v… thì ở đây phong thủy và thiết kế nhà ở là chuyên nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước, ảnh hưởng đến đời sống họa phúc của con người. Và phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về đụa hình thế xung quanh nhà ở hoặc mồ mả dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng bố cục mặt bằng không gian xây dựng.

Bài viết này sẽ đề cập đến các phương pháp xây dựng cơ sở hình học kiến trúc qua phong thuỷ, hay giải pháp cụ thể của phong thuỷ trong kiến trúc nhà ở mà nói về câu chuyện thường gặp ở góc độ chung giữa phong thuỷ và thiết kế.

Như đã biết hễ cứ chuẩn bị xây nhà là nhà nào nhà nấy đi tìm thầy, người thì hỏi qua mạng, người thì đi tận xa xôi xem thầy “phán” liệu năm nay xây nhà có được không…Câu hỏi này ngày nào cũng có người hỏi đối với các trang web xây dựng như siêu thị nhà mẫu chúng tôi bởi xây dựng liên quan đến Cát- Hung- Họa- Phúc- Thọ- Yểu của con người, và cát là hợp và hung ắt là xung tức không hợp.

Sao phải xây nhà theo đúng phong thủy?

Xây nhà là một trong 3 việc quan trọng của đời người, bên cạnh việc kết hôn dựng vợ gả chồng hơn nữa là việc chọn công việc.

Rõ ràng phong thủy trong xây dựng nhà ở là nhu cầu thực tế

Bây giờ làm nhà, mấy ai không đi… hỏi “thầy”? “Thầy” ở đây được hiểu là thầy phong thuỷ, và chủ nhà hỏi về vấn đề phong thuỷ cho ngôi nhà mình, lô đất của mình để xây nhà. Chuyện này không phải là mới mà từ xưa đến nay vấn đề phong thuỷ trong xây dựng công trình, nhà ở đã được quan tâm, ở cả tầng lớp vua quan, nhà giàu quyền quý cho đến thường dân, và mức độ quan tâm cũng phân theo đẳng cấp công trình và vị thế của từng gia chủ.

Tuy nhiên hiện nay, mối quan tâm tới phong thuỷ và thiết kế nhà ở, và yêu cầu chặt chẽ về phong thuỷ đã phổ biến hơn rất nhiều trong đại chúng. Đa số những người làm nhà chưa hiểu bản chất của phong thuỷ là gì, nhưng cũng cứ phải tới thầy để thầy coi, để thầy phán và mang tâm thế thụ động, tin tuởng, và thầy nói sao nên làm thế dẫn đến chỗ này phá chỗ khác mà vẫn làm theo.

Phong thuỷ là một môn khoa học, cứ hiểu theo cách như thế, thì bản thân nó là một chuyên ngành riêng, một nhánh hẹp, người hành nghề phong thuỷ xưa là thầy địa lý; chứ đâu phải “thầy” nào cũng có khả năng “phán” hay giải quyết vấn đề phong thuỷ. Nhưng nhu cầu về vấn đề này rất lớn, và trong bối cảnh kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung; nên nhiều “thầy” vốn xuất thân là thầy tướng số, tử vi… cũng hành nghề phong thuỷ. Đã có kiến trúc sư thốt lên rằng bây giờ… loạn phong thuỷ.

Kinh tế phát triển, mặt bằng đời sống đi lên, việc thuê thiết kế nhà không phải là điều quá khó khăn nữa. Ngày càng có nhiều những ngôi nhà ở tư nhân được xây dựng, bằng tiền của chính chủ nhân. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Khi người chủ có tiền, họ mong muốn những điều tốt đẹp cho ngôi nhà của mình, cho không gian sống của mình, họ đầu tư chăm chút (bằng cả tiền bạc, công sức và thời gian) cho việc xây nhà cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh việc thuê kiến trúc sư thiết kế, thuê cả nhà thầu chuyên nghiệp thi công, thì một việc quan trọng nữa không thể bỏ qua: đó là xem phong thuỷ. Xem phong thuỷ trở thành thói quen, thành nếp nghĩ, thậm chí trở thành một… căn bệnh phổ biến, tràn lan trong việc xây dựng nói chung, từ nhà ở, công trình công cộng cho tới cả việc sắp đặt nội thất.

Thiết kế biệt thự 2 tầng cũng phải cần xem phong thủy

Và phong thuỷ đã trở thành một yếu tố tham gia cùng câu chuyện thiết kế của nhà chuyên môn là kiến trúc sư. Nhiều “thầy” cũng “võ vẽ” mặt bằng, mặt đứng… để đáp ứng luôn yêu cầu cho chủ nhà trên cơ sở phong thuỷ và thiết kế nhà ở của nhiều thầy đưa ra, nhằm đưa tới một dịch vụ từ A đến Z, còn các kiến trúc sư cũng phải tìm đến những tài liệu phong thuỷ để nghiên cứu tìm hiểu, với mong muốn chủ động hơn trong công việc thiết kế của mình.

Bởi, những tiêu chí của công trình xây dựng được ghi trong sách, trên lý thuyết thiết kế xây dựng chỉ có: Bền vững, công năng, kinh tế, thẩm mỹ – hoàn toàn không đề cập tới phong thuỷ và các vấn đề liên quan tới phong thuỷ. Nhưng phong thuỷ là một nhu cầu thực tế!

Những vấn đề “thầy” thường xem xét trong thiết kế nhà ở 

Trong ngôi nhà ở gia đình, tuỳ cách xem, phương pháp riêng của từng thầy phong thuỷ, cùng với yêu cầu của chủ nhà (cả phạm vi và mức độ đối với công trình), nhưng có thể thấy “mẫu số chung” thường liên quan tới phong thuỷ. Đó cũng là cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng và phát huy lợi thế, ưu điểm; cũng như hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố bất lợi, gây hại:

Thứ nhất: Các không gian, bộ phận kiến trúc.

Kiến trúc nhà theo phong thủy

a.Hướng đất, hướng nhà:

đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch- kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).

Xác định hướng nhà theo phong thủy

b.Phòng thờ, bàn thờ:

Đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ.

Phong thủy phòng thờ cũng làm ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở

c.Phòng ngủ và phòng làm việc:

Không gian phòng ngủ và phòng làm việc à những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn, thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng vì thế việc bố trí thuận tiện sẽ giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt, sức khỏe tốt.

Phòng ngủ cũng là yếu tố mà phong thủy nhắc tới

d.Cổng, cửa:

Cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi là nơi dẫn khí trong công trình.

e.Bể ngầm:

Trong công trình thiết kế biệt thự đẹp cho gia đình gia đình, bình thường và tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà nên khi bố trí bể nước bể phốt cần phải tính toán cẩn thận và các phương án cốt, móng sao cho nguồn nước sạch sử dụng xa các vị trí bể phốt để đảm bảo vệ sinh và đúng với tiêu chuẩn của kết cấu.

f. Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn- táo- chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.

g. Cầu thang:

Đây được coi là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất về cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học.

Những “kiểu” xem xét của các nhà phong thủy 

Những “kiểu” cần xem xét là những cách thức, thông tin được xem xét và yêu cầu cụ thể đối với những không gian, bộ phận kiến trúc đã nêu ở trên hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Mỗi đối tượng đều có tiêu chí xem xét riêng.

-Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu, hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…trong trường hợp thế đất xấu nhà không được hướng thì cách hóa giải là xét theo các hướng khác.

-Vị trí:  Vị trí cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với tổng thể công trình. Cửa cổng rộng hẹp hay không cũng cần phải cân đối với tỷ lệ ngôi nhà nhiều gia đình nhà thì quá to nhưng cổng thì lại lọt thỏm bé tí trông mất cân đối và theo phong thủy là xấu. 

– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang cũng cần dựa vào chiều cao và cốt nhà để tính toán số lượng bậc thang và đôi khi việc phong thủy và thiết kế nhà ở cần có sự tính toán của các kiến trúc sư.

Số bậc cầu thang cũng phải được thiết kế đúng phong thủy

– Hình dáng: Việc bố trí mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí của ngôi nhà thì phong thủy trong thiết kế nhà ở sẽ đảm bảo về sự cân đối hình khối, tính toán kết cấu.

– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi chủ nhân (các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương sinh- tương khắc).

Nhìn chung: Cần phải xem xét các yếu tố phong thủy có ảnh hưởng gì đến thiết kế nhà ở và nếu cần được liên kết chặt chẽ và đi đôi, nếu các thầy phong thủy có kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu lâu năm và có kinh nghiệm thực tế thì vô cùng tốt và “chuẩn” và giúp ích được cho rất nhiều người tránh việc sửa sang, đập phá tốn kinh phí. 

Các yếu tố khác của phong thủy

Năng lượng đến từ bản thân con người, cũng như môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở

Người khỏe mạnh, tích cực, lạc quan sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào, nguồn năng lượng và sức sống này được tác động đến những người xung quanh, giúp cho mọi người cảm thấy thư thái, thoải mái. Môi trường sống cũng như vậy, năng lượng đầy đủ, làm cho con người tràn đầy sức sống. Ngược lại, sẽ mang đến những yếu tố bất lợi, từ đó ảnh hưởng đến vận thế con người. Dưới đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn năng lượng của môi trường sống, mà chúng ta cần tránh

– Nơi âm khí nặng: Xét theo khoa học, nơi có nhiều âm khí hay khí xấu, là những nơi đã xảy ra hỏa hoạn, bệnh dịch, hay những khu đất từng có mộ, lò giết mổ súc vật, phòng khám chữa bệnh… Bản chất những nơi này nhiều âm khí, khí xấu có thể ảnh hướng đến môi trường sống xung quanh, thậm chí gây ra những áp lực nặng nề, ảnh hưởng xấu đến vận thế của gia đình. Xét theo phong thủy, nơi khí xấu là nơi có các tổ hợp sao xấu vận hành đến, như Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Thất Xích.

– Thiếu ánh sáng: Có những kiến trúc tuy cao lớn, nhưng do bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh, hoặc do ảnh hưởng của cấu trúc, làm cho ánh sáng không thể chiếu tới, sống hay làm việc ở những nơi này sẽ không có đủ nguồn năng lượng cần thiết, dễ ảnh hưởng xấu đến tâm tư hay sức khỏe, ngồi lâu sẽ luôn cảm thấy u ám, lạnh lẽo. Vốn có thể là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, hay hội họp tốt lại trở thành nơi dễ phát sinh những cảm giác tiêu cực, bức xúc. Xét theo phong thủy, đây là những nơi bế khí, cần thông khí theo nguyên lý phong thủy để đạt được tác dụng “thu sinh khí, trừ sát khí”.

– Ẩm ướt, không thông thoáng: Những đường ngầm, hay căn phòng không có cửa sổ không thông thoáng, không khí sẽ ô nhiễm, và lâu ngày không có ánh nắng cũng sẽ ẩm thấp, có rêu mốc. Những nơi như thế không thể mang tới nguồn năng lượng tốt, ảnh hưởng xấu tới tâm lý những người phải làm việc, sinh sống, hay đi qua đây.

– Quá thoáng gió: Phong thủy yêu cầu môi trường “tàng phong tụ khí”, với những kiến trúc cửa đối diện nhau, sẽ làm khí lưu động nhanh, không tụ lại, nên cũng không thể có nguồn năng lượng tốt.

– Bố cục không hợp lý: Kiến trúc có kết cấu không hợp lý, cũng ảnh hưởng đến việc tụ khí, chẳng hạn như vệ sinh đặt ở giữa, sẽ tạo ra luồng khí xấu tỏa đều ra xung quanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường. 

Ngoài những yếu tố xấu đã kể trên, theo phong thủy học, cần những bố trí hợp lý để tạo ra nguồn năng lượng tốt nhất cho con người, có được tinh thần và nghị lực dồi dào sau một ngày làm việc vất vả. 

Xem thêm bài viết thiết kế nhà 3 tầng ở quê để so sánh những ưu và nhược điểm khi thuê thiết kế 

Mọi chi tiết tư vấn xin liên hệ Hotline: 0914581221

Bình luận