Hướng dẫn trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?

Để sở hữu một ngôi nhà đẹp chủ nhà cần chuẩn bị gì ngoài việc chuẩn bị nguyên vật liệu? công việc đầu tiên sẽ là bản vẽ nhà nhưng sở hữu bản vẽ rồi còn trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào chắc hẳn rất nhiều người lo lắng vì không hiểu cách đọc bản vẽ nhà như thế nào, liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình xây nhà không? hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết hướng dẫn trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào? một cách đơn giản nhất và chính xác nhất và hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết đến nhé.

Bản vẽ nhà là gì, trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?

Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng, dùng trong thiết kế, thi công xây dựng ngôi nhà. Khi đọc bản vẽ cần hiểu các bộ phận nào của ngôi nhà?

Loại hình nhà : Nhà 1 tầng, 2 tầng, hay 3 tầng…

Hồ sơ bản vẽ nhà do ai quản lý: Hồ sơ thiết kế nhà do các kiến trúc sư thiết kế thuộc quản lý của siêu thị nhà mẫu.

Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà: Bản vẽ có các hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng và kích thước kết cấu của ngôi nhà.

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào nó là tổ hợp các hình biểu diễn là các hình chiếu của ngôi nhà nó đuợc gọi tên là: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

Mặt bằng: là hình cắt cắt ngang qua cửa sổ song song với nền nhà nó diễn tả vị trí kích thước của tường vách đi, cửa đị cửa sổ và kích thước chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà của các phòng…

Mặt đứng: có hướng chiếu từ phía trước diễn tả mặt chính, lan can của ngôi nhà.

Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc chiếu cạnh, diễn tả kích thước mái, nền, nền nhà theo chiều cao.

Trong đó, mặt bằng là phần quan trọng nhất của bản vẽ ngôi nhà. Vì nó diễn tả đầy đủ kích thước các phòng, vị trí các cửa, các cột bê tông. Tường dày, vị trí mặt cắt, mặt phẳng sàn nhà …

Theo cấu trúc hồ sơ bản vẽ:

Bản vẽ mặt bằng tổng thê

Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà

Bản vẽ triển khai các chi tiết cấu tạo của ngôi nhà

Theo từng bộ môn:

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào bản vẽ phần kiến trúc

Bìa hồ sơ thiết kế nhà phần kiến trúc

Hình ảnh phối cảnh 3D thể hiện đúng khuôn viên đất của chủ nhà

Những góc view đẹp mắt khi đặt trong thiết kế hồ sơ bản vẽ trình tự đọc bản vẽ nhà 

Bản vẽ về kết cấu trình tự đọc bản vẽ nhà 

Bản vẽ phần kết cấu hướng dẫn trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào

Bản vẽ về hệ thống điện chi tiết rõ ràng

Bản vẽ phần điện hướng dẫn phần cách đọc bản vẽ nhà như thế nào

Bản vẽ cấp thoát nước

Hồ sơ bản vẽ phần nước trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào

Bản vẽ phòng cháy chữa cháy

Bản vẽ về thông hơi, cấp nhiệt, cấp gaz …

Hỏi trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?

Theo kiến trúc sư trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào bao gồm những bước nào?

Trình tự đọc bản vẽ thiết kế nhà bao gồm 4 bước

Khung tên:

Đọc khung tên:

Tên gọi ngôi nhà: Nhà ở gia đình nhà 1 tầng

Chủ đầu tư: LÊ VĂN THƯỞNG

địa điểm xây dựng: Bắc Sơn- An Dương- Hải Phòng

Tỉ lệ bản vẽ: 1:100.

Hình biểu diễn trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?

Kích thước: mặt tiền, chiều dài, rộng

Các bộ phận: Phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, số lượng cửa chính, cửa sổ….

Tên gọi hình chiếu: mặt bằng, mặt đứng

Tên gọi mặt cắt: mặt cắt A- A, mặt bằng.

Kích thước chung: 

Kích thước bộ phận:

Phòng SHC: 

Phòng ngủ 

Hiên rộng: Kích thước hiên, sảnh 

Nền cao: Tùy vào yêu cầu gia đình 

Tường cao:

Mái cao: 

Các bộ phận:

Số phòng ngủ số cửa đi, cửa sổ, nhà vệ sinh.

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào và công dụng của bản vẽ nhà

Khi gia chủ chọn giai đoạn thiết kế sơ bộ:

Căn cứ vào nhu cầu của chủ nhà, điều kiện địa hình, điều kiện vật liệu và trình độ thi công, người thiết kế sẽ đưa ra nhiều phương án thích hợp. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm trình tự đọc bản vẽ như thế nào?

Trình tự đọc bản vẽ nhà trong bản vẽ địa hình khu vực xây dựng: bản vẽ mặt bằng khu vực xây dựng, trên đó thể hiện các đường đồng mức, đường giao thông, hệ thống điện, sông ngòi và chỉ ra vị trí công trình sẽ xây dựng.

Bản vẽ mặt cắt địa chất công trình: thể hiện các tầng địa chất, mực nước ngầm, bảng kết quả thí nghiệm sức chịu tải của đất nền.

Bản vẽ tổng mặt bằng công trình: là hình chiếu bằng hay bản vẽ mặt bằng của toàn bộ công trình chính và phụ trợ được vẽ với tỉ lệ lớn hơn so với bản vẽ địa hình khu vực xây dựng.

>>> Sở hữu ngay mẹo hay nhựa đường có chống thấm được không cho mùa mưa nhé

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào khi vào giai đoạn thiết kế thi công

Trình tự đọc bản vẽ nhà dựa trên cơ sở của phương án thiết kế đã được chọn ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, người thiết kế sẽ đi sâu về các mặt kiến trúc và kết cấu cho toàn bộ công trình. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:

Bản vẽ về kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, chi tiết thang, chi tiết vệ sinh, chi tiết cửa, chi tiết trang trí)

Hình biểu diễn tổng mặt bằng trong trình tự đọc bản vẽ nhà được thể hiện đầu tiên

Bản vẽ về kết cấu (móng, khung, sàn, mái, ô văng, cầu thang, sê nô)

Hình biểu diễn mặt bằng móng nhà theo trình tự bản vẽ 

Bản vẽ về hệ thống điện (sơ đồ nguyên lý phân phối điện, mặt bằng điện các tầng, thống kê vật liệu điện)

Bản vẽ cấp thoát nước (mặt bằng cấp thoát nước các tầng, sơ đồ cấp thoát nước các khu vực vệ sinh, toàn nhà, thống kê vật liệu nước)

Mặt đứng sơ đồ quy trình đọc bản vẽ nhà như thế nào 

Thống kê phụ kiện điện nước cho gia đình khi không rõ qui trình đọc bản vẽ nhà

Ngoài ra, đối với các công trình phức tạp, thông thường có thêm một số bản vẽ triển khai việc thi công như: bản vẽ dàn giáo, cốp pha xây dựng, bảng tiến độ thi công cho công trình.

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào trong kết cấu phần móng

Mặt bằng móng trong trình tự trong thiết kế nhà

Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên của ngôi nhà.

Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng. Xem thêm bản vẽ móng gạch nhà cấp 4 cho các gia đình ở quê để có sự so sánh nhé.

Bản vẽ mặt bằng tường móng 

Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi đường điện, đường điện thoại (trong khu vực các đường kỹ thuật này đều chôn ngầm).

Kết cấu phần thân:

Cột: là kết cấu chống đỡ lực nén thẳng đứng.

Dầm: là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiều dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.

Tường: là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện.

Theo vị trí, tường được chia ra:

Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong đối với thời tiết.

Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng.

Theo chức năng, tường được chia ra:

Tường chịu lực: tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.

Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí, thay đổi để phù hợp với ý thích, hoàn cảnh.

Sàn: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng, có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và đỡ lớp ván sàn. Sàn tựa trên các tường chịu lực hay lên các dầm của khung chịu lực.

Cầu thang: là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà (cầu thang trong) hay giữa sân với trong nhà (cầu thang ngoài).

Kết cấu phần mái:

Mái nhà: là bộ phận che chở cho ngôi nhà.

Mặt bằng mái- Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào

Mái đua: là phần mái đưa ra phía trước công trình để không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống mặt trước. Nước được tập trung vào hệ thống máng tôn, sau đó chảy vào ống đứng và đổ vào hệ thống thoát.

Giếng trời: cửa để chiếu sáng tầng giáp mái.

Bản vẽ nhà chủ yếu trình bày cách thể hiện bản vẽ kiến trúc của công trình trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

Thường bao gồm hai bản vẽ chính:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể được thể hiện qua trình tự đọc bản vẽ rất đơn giản.

Mặt bằng quy hoạch trình tự đọc bản vẽ nhà theo ý kiến của kiến trúc sư

Là bản vẽ hình chiếu bằng một khu đất, thể hiện rõ vị trí đất được xây dựng, ranh giới đất xây dựng, chỉ giới đỏ. Thường bản vẽ này được trích ra từ bản đồ địa chính thành phố, hoặc trong bản vẽ quy hoạch tổng thể.

Tỷ lệ thường từ 1:2000 – 1:10.000.

Mặt bằng tổng thể:

Là bản vẽ hình chiếu bằng các công trình trên tổng thể khu đất xây dựng. Trên đó thể hiện rõ lối giao thông bên ngoài, bố trí cây xanh, cổng, lối vào …

Đặc biệt là cần phải có hướng Bắc Nam, hoặc hoa gió.

Tỷ lệ bản vẽ thường là 1:200, 1:500, 1:1000 …

Các hình biểu diễn của ngôi nhà 

Nhằm thể hiện hình dáng và cấu tạo một ngôi nhà, thông thường sử dụng các bản vẽ sau:

Hình cắt bằng: mặt bằng.

Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh.

Hình cắt ngang và dọc.

Hình trích.

Cách đọc bản vẽ nhà đơn giản nhất

Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà, trên đó thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa và các thiết bị đồ đạc.

Thông thường mặt phẳng cắt lấy cách mặt sàn nhà 1m – 1.5m.

Mỗi tầng nhà được vẽ với một mặt bằng riêng. Nếu trình tự đọc bản vẽ nhà 2 tầng có trục đối xứng, cho phép vẽ một nửa mặt bằng tầng này kết hợp với một nửa mặt bằng tầng kia. Nếu các tầng có kết cấu giống nhau thì vẽ tầng điển hình.

Tỷ lệ: 1:50, 1:100, 1:200.

Đường nét: nét liền đậm thường dùng 0.6 – 0.8 mm vẽ các đường bao của cột, tường và vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua. Dùng nét liền mảnh để vẽ các đường bao của các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và vẽ các thiết bị vật dụng trong nhà. Mặt bằng còn vẽ nét cắt để biểu thị vết của mặt phẳng cắt.

Kích thước: 

Dãy kích thước sát đường bao mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa sổ, cửa đi …

Dãy kích thước thứ 2 ghi khoảng cách các trục tường, trục cột.

Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay chiều ngang ngôi nhà.

Các trục tường và trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng các vòng tròn đường kính khoảng từ 8 – 10mm, trong đó ghi các số thứ tự 1, 2, 3… cho các trục ngang, tính từ trái qua phải, và ghi các chữ A, B, C… theo chiều rộng ngôi nhà, từ dưới lên trên.

Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài và chiều rộng mỗi phòng, bề dày các vách tường và diện tích từng phòng.

Cao độ mặt sàn được ký hiệu và được đặt ngay tại vị trí có cao độ ấy.

Đặc biệt trong thiết kế thi công cần ghi đầy đủ kích thước cần thiết cho việc thi công và lắp đặt thiết bị.

Ngoài ra, trong những công trình có yêu cầu cao, có thể vẽ thêm mặt bằng lát nền, mặt bằng trần, mặt bằng định vị cột và móng…

Hình vẽ trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào qua hình biểu diễn mặt cắt.

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào – mặt đứng trục A-D

Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà.

Nét vẽ: vẽ bằng nét liền mảnh.

Khi mặt đứng được vẽ chung và đặt đúng vị trí chiếu liên hệ với mặt bằng thì không cần ghi ký hiệu trục và kích thước. Khi nó được vẽ riêng ra so với mặt bằng hoặc vẽ ở bản vẽ khác thì cần ghi thêm tên các trục tương ứng trên mặt bằng nhằm cho ta biết hướng nhìn vào mặt đứng cần vẽ. Cách đọc bản vẽ đơn giản

Hình biểu diễn bản vẽ nhà qua mặt đứng trục 1-5

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, mặt đứng thể hiện như trên.

Hình biểu diễn mặt đứng trục 1 -5 theo trình tự đọc bản vẽ nhà

Trong giai đoạn thiết kế thi công, ngoài việc thể hiện mặt đứng như trên, ta còn phải thể hiện thêm các bản vẽ mặt đứng với tỷ lệ lớn hơn (thường là mặt đứng trích đoạn), trong đó thể hiện và ghi chú rõ các kích thước chi tiết, các ghi chú về màu sắc cùng chất liệu cấu tạo mặt ngoài của nhà

Bản vẽ nhà gồm hình biểu diễn nào

Mặt cắt:

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào qua hình biểu diễn mặt cắt 1-1

Hình cắt ngôi nhà là hình cắt đứng thu được khi dùng một hay nhiều mặt phẳng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt qua, thông thường được gọi là mặt cắt

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào bản vẽ mặt cắt 2-2

Theo hình thức thể hiện, mặt cắt bao gồm 2 dạng: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc, được gọi tương ứng với các trục ngang và trục dọc của ngôi nhà.

Mặt cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà. Trên mặt cắt thể hiện chiều cao các tầng, các cửa sổ, cửa đi, cầu thang, các vị trí cấu tạo của tường, vách kín, các chi tiết vì kèo, sàn, mái cho đến móng…, hình dáng bên trong các phòng cùng chi tiết trang trí.

Theo quy ước, mặt cắt phải cắt qua các vị trí có cấu tạo phức tạp cần thể hiện rõ, không được cắt dọc qua tường, trục cột hoặc khoảng giữa hai cánh thang.

Tỷ lệ: tùy theo mức độ phức tạp ngôi nhà mà hình cắt có thể thể hiện tỷ lệ theo mặt bằng hoặc lớn hơn.

Đường nét trên bản vẽ: quy định giống như trên mặt bằng.

Cao độ: nền nhà tầng một thường được lấy là cốt 0.00, độ cao ở dưới mức chuẩn này mang dấu âm, độ cao trên mang dấu dương. Đơn vị ghi độ cao là m, và được ghi trên giá nằm ngang.

Trong giai đoạn thiết kế thì mặt cắt chia ra làm 2 dạng và có cách thể hiện khác nhau: giai đoạn thiết kế sơ bộ thì vẽ hình cắt trên đó thể hiện không gian bên trong, có chú ý đến các chi tiết trang trí bên trong ngôi nhà, còn các bộ phận kết cấu như kèo, móng, cấu tạo mái, sàn, … thì chỉ vẽ đơn giản. Trong giai đoạn thiết kế thi công thì vẽ hình cắt cấu tạo cần thể hiện rõ các cấu tạo trên, các lớp cấu tạo của nó và được ghi kích thước đầy đủ.

Kết luận: trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào đã được giải đáp vô cùng đơn giản và dễ hiểu, các kích thước được thể hiện rất chi tiết. Khi gia đình sở hữu bản vẽ nhà một cách chi tiết và tường tận gia đình sẽ không phải lo lắng nhà mình xây lên không đẹp, không chắc chắn… Bản vẽ nhà được sắp xếp theo một trình tự và đạt tiêu chuẩn đã được các kỹ sư tính toán phù hợp với từng điều kiện của gia đình.

Sở hữu bản vẽ nhà khi có thiết kế chính là tiết kiệm chi phí và tiền bạc (vì không có bản vẽ sẽ thấy chỗ này không hợp lý và phải đập đi xây lại vừa tốn công và phí tiền.)

Nhìn chung với tất cả các hình vẽ thiết kế nhà biểu diễn đầy đủ và chi tiết từ lúc gia chủ bắt đầu thi công đến lúc hoàn thành đều được thể hiện vô cùng chi tiết. Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào cũng được hướng dẫn rất cụ thể, bạn và gia đình cần có thể áp dụng một cách đơn giản nhất.

Qua bài viết trên mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào? mời bạn và gia đình liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư của công ty chúng tôi  qua Hotline: 0914581221 để được tư vấn.

Bình luận

500 Nhà mẫu

Đa dạng phong cách, đầy đủ hồ sơ chitiết

Tư vấn Chọn mẫu

Chọn mẫu nhà phù hợp với kích thước đất

Giám sát online

Trong toàn bộ quá trình thi công công trình

Bàn giao Hồ sơ

Miễn phí qua đường bưu điện, mua trọn bộ hồ sơ