Ấn tượng với những mẫu nhà mái bằng đổ bê tông tiết kiệm chi phí

Lịch sử phát triển của nhà mái bằng bê tông cũng không kém gì so với mái Thái, Nhật cả. Những bước xây dựng nhà thì đều có những bước xây dựng chung là đều phải xây từ dưới lên tức từ móng đến mái nhà. Và sự khác nhau giữa mái nhà bằng bê tông khác với mái nhà lợp ngói như mái Thái, Nhật.

Bê tông là thứ có sẵn trong cuộc sống hàng ngày và chúng ta đến nỗi nó đã đi vào từ vựng của chúng ta khi chúng ta nói đến 1 điều cụ thể có nghĩa là nó đáng kể, vững chắc, vĩnh viễn, cần được tin tưởng. Và thêm vào đó, hầu hết chúng ta dành cuộc sống của mình trên và xung quanh bê tông, trên vỉa hè đường xá, bên trong các tòa nhà và công trình kiến trúc đều được xây dựng bằng vật liệu kì diệu. Nếu không có bê tông, thế giới phát triển sẽ khác hẳn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, bê tông có nguồn gốc từ đâu và làm thế nào để nó có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại? nó có một lịch sử lâu dài và ấn tượng đằng sau vật liệu xây dựng quan trọng này. Bắt đầu hàng nghìn năm trước, thậm chí trước cả các Kim Tự Tháp Ai Cập, trải qua các thời kỳ của công trình kiến trú chưa từng có của người La Mã và vươn tới xây dựng hiện đại.

Sự khác biệt giữa xi măng và bê tông

Có một quan niệm sai lầm quan trọng cần được làm sáng tỏ trước tiên bê tông không giống xi măng. Mặc dù 2 từ này thường bị nhầm lẫn với nhau, nhưng có một điểm phân biệt chính: Xi măng là một thành phần trong bê tông.

Xi măng được làm từ các kết hợp khác nhau của đá vôi, đất xét, vỏ sò, đá phấn, đá phiến sét, cát silica và đôi khi xỉ lò cao hoặc quặng sắt. Thành phần này được nghiền nhỏ sau đó nung ở nhiệt độ cao để tạo ra một loại vật liệu gọi là Clinker. Thạch cao được thêm vào Clinker sau đó toàn bộ hỗn hợp được nghiền mịn để sản xuất bột xi măng.

Chỉ cần thêm nước quá trình Hydrat hóa là quá trình xảy ra khi các khoáng chất có trong bột xi măng, canxi, silic, nhôm, sắt và các chất khác hình thành liên kết hóa học với các phân tử nước. Khi quá trình này kết thúc, nước bay hơi và hỗn hợp khô đi để lại các liên kết này được tổ chức trong một chất giống như đá.

Vì vậy, bê tông là một hỗn hợp của hồ xi măng và nước và cát và đá. Hỗn này phủ lên bề mặt cát và đá, liên kết chúng với nhau thành hỗn hợp mà chúng ta gọi là bê tông. ở dạng lỏng sệt, bê tông có thể tạo thành bất kỳ hình dạng nào mà người xây dựng muốn – tấm- cột- khối- vòm- bát… một khi hỗn hợp khô đi, bê tông trở nên cứng như đá và giữ lại hình dạng đó.

Thiết kế nhà mái bằng bê tông được thiết kế với những kiến trúc đẹp và

Nhà mái bằng bê tông cốt thép được thiết kế mang phong cách hiện đại

Trong thiết kế và xây dựng thường có rất nhiều kiểu mái để áp dụng và phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng gia chủ cũng là điều cần phải bàn luận

Mái bằng là gì ?

Theo quan điểm xây nhà hiện nay, mái nhà không chỉ đơn thuần là bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các tác động của môi trường tự nhiên mà còn điểm nhấn tạo nên nét thẩm mỹ, đồng thời có ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí cho ngôi nhà. Đây cũng là hạng mục quyết định rất lơn đến chi phí xây dựng. Tại sao lại như vậy.

Trong quá trình tư vấn thiết kế nhà biệt thự đẹp cho các chủ đầu tư một trong những câu hỏi siêu thị nhà mẫu chúng tôi nhận được nhiều đề nghị giải đáp chính là nên xây nhà mái thái hay mái bằng, hay mái tôn, mái ngói…Theo quan điểm xây nhà hiện tại, mái nhà không đơn thuần chỉ là che nắng che mưa mà còn tạo điểm nhấn tạo nên nét thẩm mỹ , đồng thời có ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí cho ngôi nhà. Đây cũng là hạng mục quyết định lớn đến chi phí xây dựng. Phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình để lựa chọn vậy chọn mái bằng trong trường hợp nào, đem lại lợi ích gì và hạn chế nào. Sau đây là bài viết để quý vị tham khảo.

Thứ nhất: Tìm hiểu về cấu tạo của mái bằng bê tông cốt thép

Nhà mái bằng bê tông có thể cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép nhưng chủ yếu bằng bê thông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Các lớp cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép

Lớp kết cấu chịu lực: Có tác dụng chịu lực cho chính cho mái, được cấu tạo bằng bê tông cốt thép toàn khối hay bê tông cốt thép lắp ghép. Về hình thức nó giống như cấu tạo sàn nhà hình dáng như mặt phẳng nhưng có sự khác biệt về cấu tạo viền mái và cấu tạo chống thấm, thoát nước cho mái

Lớp tạo dốc: Có tác dụng tạo cho mái có độ dốc cần thiết, được đặt ở trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng bê tông xi, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Ngoài ra, nó còn tăng khả năng cách nhiệt cho mái và làm phẳng mặt trên lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thâm bên trên nó.

Cấu tạo mái bê tông sàn phẳng

Lớp chống thấm: Có tác dụng ngăn chặn hiện tượng nước mưa ngấm vào kết cấu mái, thường được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác cao, tăng thêm độ cứng cho mái. Bề dày của lớp chống thấm khoảng 30-50mm, thông thường là 40mm.

Có thể nói kết cấu nhà mái bằng bê tông cốt thép rất đơn giản, chỉ gồm mặt phẳng mái liên kết với trần nhà bởi độ dày bê tông nhất định chứ không cần tạo hình khối và độ đua của mái.

Thứ hai: Ưu và nhược điểm của nhà mái bằngưu điểm của nhà mái bằng

ưu điểm của nhà mái bằng bê tông cốt thép

Nhà mái bằng bê tông là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bê tông, tuy loại hình nhà này ít nhận được sự ưa chuộng từ cộng đồng ( vì nhiều lý do) tuy nhiên hình thức nhà mái bằng chưa bao giờ lỗi thời. Dưới bàn tay tài ba sáng tạo của các KTS và thợ lành nghề thì các tấm bê tông cốt thép sẽ trở nên đẹp đến lạ.

Nhà mái bằng bê tông sở hữu kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích nhỏ hẹp. Mặc dù vậy, nhiều ngôi biệt thự đơn giản được xây dựng kiểu này cũng khá chiếm được thiện cảm từ gia chủ.

ưu điểm lớn nhất của nhà mái bằng là sự bền bỉ và khả năng chống chịu trước tác động từ tự nhiên như mưa bão vì có độ dốc tương đối thấp, chỉ dao động khoảng 5-8%. Không những thế, khi xây nhà mái bằng bạn có thể tận dụng yếu tố đơn giản sẵn có và phát huy sự tối ưu về mặt không gian sinh hoạt cho gia chủ như tận dụng tầng áp ái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà của bạn.

Một ưu điểm nữa của nhà mái bằng là khả năng chống cháy cao và gia chủ cũng không phải lo bị dột hay bị thủng như mái tôn và mái ngói. Trong trường hợp cải tạo nâng cấp thì nhà mái bằng rất phù hợp và dễ dàng hơn so với nhà mái thái.

Nhược điểm của nhà mái bằng

So với mái dốc, nhà mái bằng 2 tầng dễ thấm nước và tạo thành những vết ố màu dưới trần nhà. Để khắc phục tình trạng đó có thể trồng cây leo hay làm các giàn rau trên mái hoặc rải sỏi. Thêm nữa, sàn bê tông chính có thể đổ âm sàn và bên trên là lớp xốp dày 12cm, trên lớp xốp là lớp bê tông lưới thép mỏng, tất cả được chống thấm và lót gạch sàn trên cùng.

Mái bằng tương đối nặng và có giá thành cao hơn so với làm mái tôn

Công tác chống thấm và chống nứt mái bê tông khá phức tạp

Khi trời mưa, mái bằng thường lưu lại rải rác thải như lá cây, cát và lâu thoát nước vì độ dốc nhỏ còn mái dốc dễ thoát nước mưa.

Nhà mái bằng bê tông không tạo nên vẻ đẹp sang trong và tạo nhiều kiến trúc bề thế như mái ngói nên không được sử dụng nhiều cho những biệt thự quy mô lớn.

Có nên làm nhà mái bằng không ?

Thực tế mà nói việc xây dựng nhà mái bằng bê tông cốt thép hay mái nào cũng không sao chỉ cần tìm đội thợ có tay nghề và kỹ thuật cao để xây dựng sao cho chắc chắn và bền vững. Bởi mái bằng không có độ đua lớn như mái dốc và sở hữu kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến các nhà bên cạnh, phù hợp với công trình nhà phố, nhà cao tầng hay ngõ ngách và các ngôi nhà có diện tích hẹp.

Với những mẫu biệt thự tân cổ điển hoặc biệt thự vườn ít sử dụng kết cấu mái bằng. Tuy nhiên với những biệt thự phố trẻ trung thì mái bằng lại phù hợp nhất là các biệt thự view biển, nghỉ dưỡng đem lại tầm nhìn thoáng và trang nhã cho ngôi nhà.

Những khu vực thường chịu ảnh hưởng của bão nên sử mái bằng thay vì xây mái tôn giá rẻ, bởi vì mái bằng không chịu ảnh hưởng của bão và tránh được nguy hiểm tốc mái.

Thiết kế nhà mái bằng dành cho những gia đình sở hữu nhà diện tích nhỏ có nhu cầu tận dụng không gian sân thượng từ nhà mái bằng.

Quy trình thi công sàn mái nhà bằng bê tông cốt thép

Bước 1: Chuẩn bị

Kiểm tra cốp pha sàn mái

Cốp pha chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín khít chống mất nước khi đổ bê tông.

Kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau

Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí, chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài nối buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch.

Chuẩn bị nhân lực máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình đổ bê tông

Tính toán mặt bằng đổ bê tông diện tích và độ dốc

Dọn dẹp và làm sạch coffa, cốt thép

Tham khảo các mẫu thiết kế nhà sử dụng mái bằng bê tông của siêu thị nhà mẫu chúng tôi

Mẫu số 1: Thiết kế nhà cấp 4 1 tầng mái bằng diện tích 180m2 đẹp mê ly

  • Mã Sản Phẩm: BT912077
  • Số Tầng: Mẫu nhà 1 tầng
  • Phong CáchThiết kế: nhà phong cách hiện đại
  • Mặt Tiền: 12.5m
  • Chiều Sâu: 16m
  • Diện Tích: 160m2
  • Kinh Phí Đầu Tư: Khoảng 800 triệu- 900 triệu đồng
  • Kích Thước Đất: 700m2
  • Phương Án Móng: Móng Băng
  • Cấu Tạo Mái: Mái bằng
  • Lát SànT1: Gạch
  • Phòng Khách: 35m2
  • Tiền sảnh: 8.5m2
  • Phòng Ngủ: Phòng ngủ 1: 18m2. Phòng ngủ 2: 16m2. Phòng ngủ 3: 12m2. Phòng ngủ 4 : 14m2
  • Phòng Thờ: Phòng thờ kết hợp khách
  • Phòng Vệ Sinh: WC1: 5.8m2. WC2: 5m2
  • Phòng bếp ăn: 23m2
  • Quy cách hồ sơ: Khổ A3, khoảng 100 trang
Nhà 1 tầng mái bằng bê tông diện tích 180m2
Mặt bằng nội thất nhà mái bằng bê tông 1 tầng diện tích 180m2

Mẫu số 2: Thiết kế nhà 3 tầng mái bằng diện tích 100m2 ở Hà Nội

  • Mã Sản Phẩm: BT808013
  • Số Tầng: 03 tầng
  • Phong Cách: Biệt thự hiện đại
  • Mặt Tiền: 9.5m
  • Chiều Sâu: 13.2m
  • Diện Tích: 100m2
  • Kinh Phí Đầu Tư: Khoảng 1.8 tỷ đồng
  • Kích Thước Đất: 20x12m
  • Phương Án Móng: Móng Cọc
  • Cấu Tạo Mái: Mái bằng
  • Cấu Tạo ThangTay vịn gỗ, mặt gỗ, cổ đá
  • Lát SànT1: Gạch, T2: Gạch, T3: Gạch
  • Chất Liệu Cửa: Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính
  • Quy cách hồ sơ: Khổ A3, khoảng 100 trang
`Mẫu thiết kế nhà 3 tầng 120m2 sử dụng mái bằng bê tông
Nội thất tầng 1 nhà 3 tầng mái bằng diện tích 100m2
Thiết kế nội thất tầng 2 nhà 3 tầng 100m2 sử dựng mái bằng bê tông
Mặt bằng nội thất tầng 3 nhà mái bằng bê tông cốt thép

Mẫu số 3: Hình ảnh thiết kế nhà 3 tầng diện tích 90m2 sử dụng mái bằng hiện đại

  • Mã Sản Phẩm: BT312023
  • Số Tầng: 3 tầng
  • Phong Cách: Hiện Đại ( Kiến trúc xanh)
  • Chiều Cao Tầng: Tầng 1: ,Tầng 2: ,Tầng 3:
  • Mặt Tiền: 7m
  • Chiều Sâu: 13m
  • Diện Tích: 90m2
  • Kinh Phí Đầu Tư: 1.2 đến 1.3 tỷ
  • Kích Thước Đất: 13x17m
  • Phương Án Móng: Móng cọc
  • Cấu Tạo Mái: Mái bằng đổ bê tông
  • Phòng Khách: 40m2
  • Phòng Ngủ: N1: 20m2, N2: 22m2, N3:20m2
  • Phòng Thờ: Phòng thờ kết hợp với phòng khách
  • Phòng Vệ Sinh: wc1:3.5m2, wc2: 4.3m2, wc3:4.2m2
  • Gara ô tô: 25m2
  • Phòng khácPhòng bếp ăn: 24m2, Bể cá: 4.3m2, Phòng đọc sách: 18m2
  • Quy cách hồ sơ: Khổ A3, khoảng 150 trang

Thiết kế nhà 3 tầng diện tích 100m2 được thiết kế với mặt tiền 7m là một nhà lô phố được thiết kế mang phong cách hiện đại, với hình khối vuông vắn, các khối được thiết kế ăn khớp với nhau trông rất mạch lạc và có sự kết nối giữa các tầng với nhau.

Thiết kế nhà mặt tiền 7m 3 tầng sử dụng mái bằng
Nội thất tầng 1 nhà 3 tầng mặt tiền 7m sử dụng mái bằng đẹp

Thiết kế nội thất nhà 3 tầng diện tích 90 thiết kế nhà 3 tầng diện tích 90m2 được thiết kế với khuôn viên xanh mát mang đến cho người nhìn cảm giác mát mẻ.

Thiết kế nội thất tầng 2 mặt tiền 7m đẹp sử dụng mái bằng bê tông
Thiết kế tầng 3 nhà 3 tầng mặt tiền 7m mái bằng đẹp

Kết luận và những lưu ý về mái bằng bê tông

Không riêng gì nhà mái mái bằng bê tông hay mái ngói, mái thái đều cần phải thi công đúng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn cũng như quy trình đổ bê tông. Và trong mái đổ bê tông thì các trường hợp đổ bê tông vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao 30 độ C thì bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông.

Sau khi đổ bê tông sàn mái, đầm và gạt mặt xong chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết ướt lõm thì bê tông vẫn có thể tầm được, nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm.

Nếu nhà mái bằng bê tông lõm khô thì bê tông đó đã se lại là không đầm thêm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại khoảng 2h sau khi đầm lần đầu, trời mát hơn có thể đến 4h. Trong trường hợp có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt của bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15%.

Mặt sàn mái được chia thành từng dải đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1-2m. yêu cầu khi đổ phải thực hiện đúng quy trình, đổ xong 1 dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào dầm cách cốp pha sàn từ 5-10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết nhau.

Yêu cầu chống thấm với mái bằng bê tông cốt thép

Đặc điểm của sàn mái chịu nhiều tác động trực tiếp từ môi trường tự nhiên, nhiệt độ nắng gió,.. nên sàn mái là vị trí rất dễ bị nứt do sốc nhiệt nắng mưa và gây thấm cho ngôi nhà. Công tác chống thấm cho sàn mái là một trong những bước hoàn thiện quan trọng.

Đối với các công trình nhà dân dụng, phần mái sau khi đổ bê tông có thể lợp thêm ngói hoặc tôn có tác dụng vừa tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa chống thấm hiệu quả vừa làm giảm tác dụng của điều kiện lên mái bê tông giúp công trình bền bỉ hơn với thời gian.

Để được tư vấn và thiết kế những mẫu nhà chất lượng đảm bảo về kỹ thuật cũng như thẩm mỹ vui lòng liên hệ ngay với kiến trúc sư của Siêu thị nhà mẫu qua Hotline: 0914 58 1221

Xem thêm mẫu nhà 1 tầng nhiều phòng ngủ

Bình luận

500 Nhà mẫu

Đa dạng phong cách, đầy đủ hồ sơ chitiết

Tư vấn Chọn mẫu

Chọn mẫu nhà phù hợp với kích thước đất

Giám sát online

Trong toàn bộ quá trình thi công công trình

Bàn giao Hồ sơ

Miễn phí qua đường bưu điện, mua trọn bộ hồ sơ