Không riêng gì cách chống nóng cho nhà 1 tầng mà làm thế nào để chống nóng cho nhà 2 3 tầng cũng không ngoại lệ. Vì vậy đây là mối quan tâm của hầu hết tất cả mọi người. Vì thế để chung tay xây dựng một môi trường mát mẻ giúp nâng cao giá trị cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà 1 tầng bị nóng
Cách chống nóng cho nhà 1 tầng như hiện nay toàn cầu đang chịu sự biến đổi về khí hậu, đô thị đất chật người đông, mât độ xây dựng cao, bê tông hóa nhiều cũng như sự ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự nóng lên của trái đất, và điều đó ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.
Như ta đã biết yếu tố gió đến nhà sau khi đã đi qua các bề mặt tích nhiệt khác (như đường sá, bê tông, nhà kính, nhà bên cạnh…), luôn chứa đựng hơi nóng hơn là gió ở các vùng nông thôn vốn chủ yếu là cây xanh và ruộng đồng.
Khi làm nhà hoặc xây dựng các công trình kiến trúc, thường gia chủ hoặc các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến kiến trúc, hình dáng bên ngoài mà “quên” mất nhiều yếu tố tạo không gian sống cho mình.
Bố trí nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt (như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…), rèm vải dày, bàn ghế nệm, đồ đạc nhiều chi tiết ngóc ngách cũng đều là những thứ dễ tích bụi, mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi sẽ tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh.
Việc cách nhiệt không tốt (chống nóng cho mái, tường bao xung quanh…) cũng khiến ngôi nhà tuy có mở cửa đón gió mà vẫn bị nóng hầm hập. Cần lưu ý chống nóng và thông gió luôn là hai việc song hành nhau, nếu như muốn nội khí nhà ôn hòa.
Siêu thị nhà mẫu chúng tôi tổng hợp những cách chống nóng cho nhà 1 tầng của bạn, hy vọng có thể giúp đỡ phần nào cho ngôi nhà của bạn để gia đình bạn có một ngôi nhà thực sự đáng sống.
1.Giải pháp về kiến trúc của nhà 1 tầng
Cách chống nóng cho nhà 1 tầng
Trong thiết kế nhà 1 tầng hay nhà biệt thự 2 tầng thì việc thiết kế bên ngoài (mặt tiền) như là một ranh giới để phân chia giữa trong và ngoài nhà nhằm tạo ra một khoảng đệm bao gồm tường bên ngoài, mái, kính, các đặc tính có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên và che nắng, đồng thời các cửa thông gió tự nhiên để kiểm soát sự xâm nhập của thời tiết vào không gian trong nhà.
Với mô hình nhà phố phổ biến tại các đô thị hiện nay, giải pháp thích hợp là “giải pháp kiến trúc thoáng hở”. Trong đó, lớp vỏ bao che của ngôi nhà cần phải được che các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp. Đối với các kết cấu như tường và mái nhà cần được cách nhiệt để hạn chế hiện tượng dẫn nhiệt vào nhà. Đối với việc tổ chức không gian bên trong nhà phải được bố trí sao cho thông thoáng tự nhiên.
2. Cách nhiệt cho tường và mái nhà
Sử dụng gạch rỗng cho phần mái để chống nóng
Việc này cần được lưu ý ngay khi bạn tiến hành thiết kế nhà 1 tầng đẹp, đặc biệt là đối với những căn nhà hướng Tây. Mái nhà là phần trên cùng tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, còn tường nhà nếu quá mỏng hoặc không thể cách nhiệt sẽ khiến cho nhà lúc nào cũng nóng. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà vì chúng có khả năng cách nhiệt khá tốt hoặc cũng có thể lót 1 lớp tấm cách nhiệt bên trong tường gạch. Ngoài ra có thể dùng sơn cách nhiệt, hoặc giăng những tấm vải hay tấm bạt che nắng cho tường nhà.
Giải pháp lỗ thông gió tường đầu hồi, giải pháp tạo các khoảng hở thông gió phía trên đầu tường trong và ngoài nhà, giải pháp ống khói thông gió.
Trong trường hợp phòng chỉ có một cửa gió vào cần sử dụng thêm các giải pháp thông gió chủ động như quạt hút gió, chụp hút gió, cầu thông gió để hỗ trợ cho việc thông gió tự nhiên xuyên phòng.
Tuỳ vào vị trí, nhu cầu và mục đích thông gió mà các cấu kiện và tuỳ vào điều kiện hiện trạng ngôi nhà mà áp dụng các loại thiết bị này sao cho đạt hiệu quả tối ưu.
Với mái công trình, cần có giải pháp che bức xạ mặt trời đối với mái. Có hai cách để che nắng cho mái: giải pháp bố trí mái phụ che nắng và giải pháp tạo một khoảng không khí lưu thông giữa mái và một lớp kết cấu phụ.
3. Nên làm giếng trời
Thiết kế giếng trời là không gian lấy gió và ánh sáng cho nhà 1 tầng
Đối với những nhà cao tầng, hoặc nhà phố nếu xây bưng bít cả ba phía bị bịt kín bởi nhà khác, thì giải pháp tốt là làm giếng trời. Nhà ống hay bị nóng, không khí kém lưu thông nên rất cần lỗ thông gió. Nếu nhà không có lỗ thông gió thì không khí nóng trong nhà không có đường ra và nhà sẽ vô cùng bí bách và nóng. Khi xây bạn nên làm lỗ hổng đàn hồi (lỗ thông gió gắn liền với mọi tầng nhà) để không khí nóng dễ thoát khỏi nhà. Cửa mở của lỗ đàn hồi nên đặt ở tầng cao nhất, giúp không khí nóng thoát ra khỏi nhà, không khí lạnh dễ vào làm nhà luôn thoáng mát.
4. Phòng nên có 2 cửa sổ
Phòng ngủ nên có 2 của sổ để lưu thông không khí trong phòng
Nhà hay trong phòng nên có 2 cửa sổ ở vị trí đối diện nhau để thông gió. Các cửa sổ theo nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng căn phòng hay từng nhà, với những nhà có diện tích lớn, tốt nhất nên lựa chọn cửa sổ to để tạo điều kiện cho gió vào nhà. Thông thường cửa sổ là nơi lưu không khí và không khí vớ
5. Không nên đóng cửa suốt cả ngày
Nhiều người nghĩ rằng trời nắng nóng tốt nhất là nên đóng chặt cửa không để cho hơi nóng vào nhà, không khí trong nhà sẽ mát hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, bạn chỉ nên đóng cửa vào ban ngày khi nhiệt độ bên ngoài cao, buổi tối khi có gió mát bạn nên mở cửa để giúp lưu thông không khí, tận dụng luồng gió tự nhiên thay cho quạt điện.
6. Luôn kéo rèm cửa trong nhà
Lựa chọn rèm cửa dày phù hợp với tone màu sơn của ngôi nhà
Rèm cửa là một trong những “trợ thủ đắc lực” giúp tránh nóng hiệu quả cho ngôi nhà của bạn, bởi theo nghiên cứu thì có tới 30% lượng nhiệt không mong muốn từ cửa sổ vào nhà. Hãy luôn kéo rèm cửa vào ban ngày, nên lựa chọn rèm sáng màu, tránh màu tối như đen, nâu… tránh hiện tượng giữ nhiệt.
Rèm cửa rất hiệu quả trong việc giảm nhiệt, ngăn cái nóng. Thực tế nó sẽ giảm số tia UV xâm nhập vào bên trong. Trong mùa hè, bạn nên chọn rèm cửa dày và có màu sắc tươi sáng. Nếu kết hợp cả rèm bên trong và rèm bên ngoài thì không gian bên trong nhà cơ bản sẽ được ngăn cách khỏi tất cả các nguồn nhiệt từ mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm cửa kính màu để góp phần giảm nhiệt cho ngôi nhà trong những ngày hè nóng bức.
7. Sử dụng mành trước cửa hoặc treo vải nhúng nước
Sử dụng mành tre để che nắng vào trong nhà 1 tầng
Bí quyết giảm nóng, bức xạ tốt nhất, đơn giản, hiệu quả nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà.
Ngoài ra, bạn nên đóng cửa các phòng trống. Luôn mở cửa sổ ban đêm và sáng sớm – khi nhiệt độ còn thấp để không khí mát vào nhà nhiều. Khi nắng lên thì kéo rèm cửa phòng hay sinh hoạt giữ độ mát lâu hơn. Hạn chế nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị tạo nhiệt trong nhà (như đèn, lò nướng, máy tính…). Dùng đèn compact để giảm điện năng và nhiệt độ tỏa ra nhà.
Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư các thiết bị cách nhiệt tại vùng đón nhiều ánh nắng bằng gạch, xốp, film cách nhiệt, sơn trắng để giảm độ hấp thụ nhiệt.
8. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà
Tiết kiệm điện cũng là 1 cách chống nóng cho nhà 1 tầng cũng là một trong những cách bảo vệ môi trường cũng như tài nguyên thiên nhiên, việc hạn chế sử dụng các nguồn điện khi không cần thiết sẽ giúp tiết kiệm kinh tế gia đình.
Việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ tốn khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn bởi lượng nhiệt mà các thiết bị điện tỏa ra. Thay vào đó nên lên lịch nấu bếp, dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc… trong nhà hợp lý. Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact.
Xem ngay các mẫu nhà mặt tiền 10m đẹp
9. Bật quạt thông gió trong nhà
Quạt thông gió rất hiệu quả trong việc tỏa nhiệt
Nhiều gia đình hiện nay thường lắp đặt các thiết bị quạt thông gió trong nhà giúp lưu thông không khí, giữ cho nhà luôn thoáng đãng. Vào những ngày nắng nóng, việc bật quạt thông gió trong bếp hay nhà tắm rất cần thiết vì nó giúp đẩy luồng không khí nóng ra ngoài.
10.Trồng nhiều cây xanh
Sử dụng những mảng tường cây sẽ giúp cho không gian nhà 1 tầng thêm mát mẻ
Hiện nay nhiều nhà thiết kế biệt thự 1 tầng mái thái quan tâm đến với những kiến trúc xanh với nhiều giải thưởng quốc tế và hiện nay để đối phó với những biến đổi khí hậu. Cây xanh không chỉ mang thiên nhiên, màu xanh vào nhà còn giúp thanh lọc không khí, tạo sự thoải mái mỗi khi ngắm nhìn, mang lại sức sống mới cho toàn bộ căn phòng giúp bạn cảm thấy mùa hè tuyệt vời hơn.
Nếu diện tích nhà bạn lớn hơn thì tường cây là một giải pháp rất hữu hiệu. Chúng vừa tăng diện tích cây xanh, tiết kiệm không gian, vừa lạ mắt và không khó chăm sóc. Lưu ý rằng bạn nên chọn các loại cây không cần quá nhiều nắng để đảm bảo cây sống tốt trong nhà.
Ngoài ra, “tường xanh” hay “mặt đứng xanh” tạo ra bởi dây leo trồng phía trước nhà hay trên ban công, hoặc các chậu cây nhỏ xếp thành các mảng mặt đứng lớn cũng khá hiệu quả. Những ý tưởng mới lạ này vừa có công dụng làm mát vừa tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Việc chống nóng cho ngôi nhà hoặc tòa nhà không chỉ giúp làm mát, mà còn giúp bảo vệ ngôi nhà khi nhiệt độ ngoài trời quá cao.
Ngoài cách chống nóng cho nhà 1 tầng ở các phần tường bằng các nguyên vật liệu chuyên dụng, thì trồng các cây dây leo bám xung quanh nhà cũng là một cách giúp chống nóng hiệu quả cho căn nhà. Hoặc đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.
11.Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý cho nhà 1 tầng
Cách sử dụng quạt và điều hòa hợp lý cho nhà 1 tầng
Bạn nên điều chỉnh cánh quạt sao cho gờ trước của cánh quạt cao hơn nhằm tạo gió và lưu thông không khí tốt hơn. Thay vì cho quạt dừng một chỗ nên điều chỉnh quạt quay đều các phía để tạo không khí thoáng đãng cho cả phòng.
Bạn cũng không nên lạm dụng điều hòa hay quạt điện quá mức. Khi sử dụng điều hòa mà nhiệt độ phòng đã dịu hơn, nên tăng nhiệt độ ở mức 25-26 độ C, vừa khiến phòng thoáng mát, vừa tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe.
12. Mẹo nhỏ sử dụng quạt và nước đá
Mẹo nhỏ sử dụng quạt và nước đá sẽ làm dịu mát không gian phòng
Cách chống nóng đơn giản nhất với quạt điện mà ai cũng có thể thực hiện được là dùng quạt điện cùng một thau nước đá tạo không khí ẩm trong phòng.
Ngay cả khi không có điều hòa bạn vẫn tự tạo cho mình hơi mát nhân tạo bằng cách đặt một bát đá hoặc nước đá vào góc phòng sau đó bật quạt lên. Bạn sẽ phải bất ngờ với cách làm này.
Ngoài ra,
13. Việc bố trí phòng tránh nắng cũng là một ý tưởng rất hay của các nhà kiến trúc sư
Khi xây dựng, bạn cũng có thể bố trí các phòng chặn nắng theo cách sau:
– Phòng ngủ nên đặt hướng Đông để tránh ánh nắng chiều. Phòng để đồ, phòng tắm nên đặt ở hướng Tây để ngăn nóng. Phòng nghỉ, phòng tiếp khách nên đặt ở hướng Bắc vì ánh sáng chiếu vào buổi trưa ít nhất.
– Đặt vòi phun nước hoặc đồ che nắng, chống nóng tránh ánh sáng chiếu thẳng vào nhà.
– Sơn tường phòng, lát nền bằng màu nhạt nhằm giảm tích nóng.
– Nếu khó chọn hướng nhà, hãy ưu tiên hướng tốt để chống nóng. Mở lỗ trống lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí.
– Chống nóng bằng cách bố trí vật dụng trong nhà.
Chống nóng cho ngôi nhà không chỉ dựa vào việc bạn lựa chọn vật liệu lợp mái, chọn gạch xây tường mà nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn bố trí nội thất bên trong ngôi nhà. Mọi người có thể sử dụng vòi phun sương, mái hiên để giảm bớt lượng nhiệt hắt vào nhà và ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Hãy sơn mới lại ngôi nhà với những màu sơn nước sáng, lựa chọn gạch lát nền cùng tông để giảm nhiệt cho ngôi nhà, giúp không gian thoáng hơn và nhất là tạo cảm giác ngôi nhà rộng rãi hơn rất nhiều.
14. Màu sắc và vật liệu nội thất giúp giải nhiệt mùa hè
Sử dụng nội thất màu xanh sẽ làm dịu mát không gian vào mùa hè
Màu sắc cho nhà cần dùng tông màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thu nhiệt và nhanh giải nhiệt. Bạn cũng nên chọn màu mát mẻ gần gũi với thiên nhiên như màu bã trầu, vàng đất, xanh rêu cho không gian nội thất bên trong.
Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.
Để giảm nhiệt mùa hè, cách chống nóng cho nhà 1 tầng bạn nên sử dụng với những tông màu nhẹ nhàng để mang lại không gian rộng rãi, thoáng đãng. Đặc biệt, những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh. Bạn có thể chọn màu xanh ngọc, kem cốm hoặc trắng xanh để tăng tính thư giãn. Ngoài ra, hãy thêm các hoạ tiết cây cỏ xinh xắn trên các mảng tường. Như vậy, bạn có thể tạo ra hiệu quả làm mát cho không gian một cách gián tiếp.
Với đồ nội thất, bạn nên sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như sỏi, đá hoa cương, gỗ, gạch ốp lát dạng đất nung. Với những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hãy tránh dùng nội thất quá nhiều kính.
Mọi chi tiết về tư vấn thiết kế nhà vui lòng liên hệ Hotline: 0914 581221