Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ 1 đến 2 tầng đẹp

Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ là những mẫu thiết kế có sự gắn kết giữa không gian tâm linh và người ở là sự kết hợp hài hòa giữa “âm – dương”, có thể giúp gia chủ an tâm về vấn đề tâm linh. 

Mẫu thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở rất đặc trưng ở miền Bắc

Ông cha ta có câu “có thờ có thiêng”?

Vì thế ở hầu hết toàn dân tộc Việt việc thờ cúng luôn được đặt lên hàng đầu. Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ đã không ít gia đình đã đầu tư vào xây dựng nhà thờ một cách hoành tráng và có rất nhiều gia đình đã chung tay nhau góp tiền, góp đất để xây nhà thờ tổ, nhà thờ họ chung cho cả 1 dòng họ, như vậy ai cũng có “công” và an tâm sẽ được hưởng phước lộc từ việc xây dựng một chỗ thờ tự.

Việc thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở cũng được rất nhiều gia đình chú ý đặc biệt là ở các vùng quê. Thường thì ở quê là nơi chôn rau cắt rốn, ông bà tổ tiên để lại việc xây nhà thờ ở quê hương là hoàn toàn hợp lý. Nhiều gia đình con cái ra các thành phố lớn làm ăn sinh sống nhưng vẫn không quên về quê thăm nom ông bà bố mẹ nơi tuổi thơ đã nuôi mình khôn lớn. Và khi đó con cái muốn báo đáp công ơn cho ông bà bố mẹ đã về lại quê hương để xây nhà ở kết hợp nhà thờ và cũng là nơi để nghỉ ngơi thư giãn mỗi khi lễ tết giỗ chạp.

Hiện nay, việc thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ  không còn xa lạ gì, nào là nhà 3 gian, 5 gian, gỗ kẻ truyền hay phổ biến là nhà ở kết hợp nhà thờ bằng bê tông giả gỗ…

Cũng như nhiều công trình đã được thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ tại siêu thị nhà mẫu thiết kế đều dựa theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng gia đình do đó có thể xác định được và đưa ra các hướng giải quyết sao cho đúng thực tế và chính xác nhất có thể cho các gia đình đến tư vấn và thiết kế tại công ty.

Việc thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ là việc không khó, nhưng nếu gia chủ đưa ra các yêu cầu như nhà thờ 5 gian nhưng diện tích đất lại không đủ, hay việc nhà thờ sẽ làm hoàn toàn bằng gỗ nhưng chi phí về kinh tế lại không có.

Rất nhiều gia đình khi đến văn phòng công ty yêu cầu tư vấn nhưng lại đặt ra yêu cầu quá lớn khiến cho các kiến trúc sư tư vấn cũng khó giải quyết. Việc thiết kế nhà ở cấp 4 kết hợp nhà thờ cũng được nhiều gia đình lựa chọn.

Thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ được thiết kế theo phong thủy

Thiết kế nhà theo phong thủy là “luật bất thành văn” của hầu hết những người xây nhà trên khắp thế giới. Nó không phải là “mê tín” mà nó là 1 bộ môn khoa học được cả thế giới công nhận, bởi vũ trụ là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố và phong thủy là 1 trong những yếu tố tác động lên cuộc sống của con người. Theo quan niệm nếu phong thủy trong nhà tốt sẽ giúp cho gia đình yên ấm, thành đạt và hạnh phúc.

Vậy bộ môn phong thủy cũng được áp dụng vào trong thiết kế nhà thờ, phòng thờ, gian thờ…bởi những yếu tố tâm linh sẽ giúp con người được an tâm, và sẽ vượng khí và tốt cho gia chủ.

 Đó là lý do vì sao khi các mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ cũng cần phải xem xét và tính toán sao cho gian thờ ở một khu vực lưu thông tốt nhất hay nói cách khác là trang trọng và lịch sự nhất.

Hướng và vị trí ban thờ

Bàn thờ là không gian linh thiêng của nguời Việt cũng giống như các không gian khác của ngôi nhà luôn tuân theo nguyên tắc “nhất vị nhị hướng” trong Phong thủy. Cụ thể, với một không gian mang tính chất tâm linh như ban thờ thì cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát” tức là đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt bàn thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành, tránh luồng năng lượng xấu.

Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt luôn đặt bàn thờ tổ tiên ở trung tâm gian nhà chính, tại vị trí trước Trung Cung và thường có một bộ bàn ghế tiếp khách ngay trước bàn thờ. Khi vào đến ban thờ phải đi qua sân, lên bậc thềm, hàng hiên rồi mới đến không gian trong nhà, nhìn từ ngoài vào dường như không thấy ban thờ. Cách đóng mở không gian như vậy tạo nên một sự dẫn dắt, chuyển tiếp khí hài hòa, giảm xung hóa sát.

Hiện nay trong những ngôi nhà hiện đại, việc bố trí ban thờ có vẻ dễ dãi hơn, tùy thuộc vào điều kiện sống của gia chủ. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải tránh những điều kiêng kị sau.

Bàn thờ tối kị xú uế nên không được nhìn thẳng vào WC, phía trên bàn thờ không được là WC, bàn thờ cũng không được dựa lưng vào WC hay bếp đun.

Bàn thờ “nghi tĩnh bất nghi động” tức bàn thờ cần yên tĩnh, không cần động. Vì vậy, bàn thờ nên bố trí tốt nhất là có một phòng riêng, gọi là phòng thờ nếu không thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách, không nên bố trí ở phòng ngủ  hay phòng bếp, phòng ăn.

Trường hợp không có phòng riêng thì khi bố trí bàn thờ không được gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào). Bàn thờ không được đặt thẳng với cửa chính hoặc cửa sổ khiến gió có thể xộc thẳng vào bàn thờ và ai đi qua cũng nhìn thấy. Nếu có thì phải thường xuyên đóng cửa sổ hay đặt một bức bình phong, chắn gió phía trước mặt bàn thờ.

Kích thước bàn thờ cũng phải thiết kế theo phong thủy

Theo các chuyên gia Phong thủy, kích thước ban thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch) thì đã đạt yêu cầu. Kích thước ban thờ nên phù hợp với không gian cụ thể của căn nhà. Với những nhà có diện tích quá nhỏ hẹp thì có sử dụng ban thờ treo trên tường còn với những căn nhà có diện tích rộng, ngoài việc nên bố trí một phòng thờ riêng thì gia chủ nếu sử dụng những tủ thờ sẽ làm cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng.

Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng, theo quan niệm Phong thủy màu vàng tuợng của hành Thổ – biểu tuợng của trung tâm, màu đỏ mang sắc thái Hỏa chủ về hướng thượng, thiên về yếu tố tinh thần…Những không gian này ưa dùng những màu đơn sắc, ít phối hợp phức tạp quá nhiều màu mà nghiêng về sự đồng bộ và thuần nhất để tạo sự tĩnh lặng.

Đơn giá thiết kế nhà thờ được tính như sau

Biệt thự 1 tầng thường không xây cao tầng mà chỉ xây theo kiểu nhà 3 gian truyền thống ngày xưa, nhưng để thiết kế nhà thờ mang dáng vẻ hiện đại, đổi mới nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp ấm cúng, thiêng liêng của nhà thờ thì còn phải lựa chọn được các kiến trúc sư có tay nghề, có kinh nghiệm như vậy nhà thờ sẽ trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Kinh phí xây nhà thờ được đánh giá bằng mức độ khó hay dễ của công trình với giá nhân công xây dựng khoảng từ 3.5 triệu đến 3.8 triệu/m2. Diện tích sẽ bằng tổng diện tích nhân thêm hệ số mái (thông thường hệ số mái bằng 1.5% tổng diện tích). Thiết kế nhà thờ cũng tùy vào điều kiện gia đình muốn đầu tư nhiều hay ít. Và vật liệu sử dụng như bê tông cũng khác so với vật liệu gỗ. 

Xác định được diện tích xây nhà thờ là bao nhiêu m2, kinh phí đầu tư dự kiến vào nhà thờ là bao nhiêu đây là yếu tố để các đơn vị tư vấn nắm được và tư vấn sao cho chuẩn và hợp lý với điều kiện của từng gia đình. Việc thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ cũng đem đến sự kết hợp hoàn hảo được thiết kế mang đậm nét truyền thống của gia đình và hợp với “gu” hay sở thích của chủ nhà nữa.

Rất nhiều gia có tông ti họ hàng lớn sẽ lựa chọn phương án “gom” đất của các anh em họ hàng, hay cùng quyên góp tiền để xây dựng nhà thờ họ một cách rất hoành tráng được đặt ở nhà con trưởng họ tộc.

Xem ngay mẫu thiết kế thi công nhà thờ họ đẹp 80m2 ở Đoan Hùng – Hưng Hà – Thái Bình

Muôn màu muôn vẻ nhà ở kết hợp nhà thờ

Đa số nhiều gia đình nhất là ở thành thị đôi khi không gian thờ chỉ là một ban thờ treo trên tường cũng đủ để làm góc thờ cúng. Nhắc đến nhà thờ là không gian của tâm linh, thờ phụng là góc để thờ gia tiên, phật của gia tộc Việt. Bàn thờ sử dụng phổ biến trong tín ngưỡng thờ ông bà (đạo ông bà) và tín ngưỡng thờ thần của người Việt. Bàn thờ thường được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà hoặc nơi thờ tự công cộng. Trên bàn thờ có bày các đồ thờ và vật phẩm phụng, thường được phân chia rõ ràng: nửa phía trong là phần thờ, nửa phía ngoài là phần phụng, lấy bát hương làm ranh giới giữa hai phần.

Ở phần thờ là nơi đặt các đồ thờ, thường không thay đổi, dịch chuyển (trừ khi cần làm sạch, vệ sinh các đồ thờ). Ở phần phụng là nơi đặt các đồ cúng như hoa quả bánh trái, tiền vàng mã. Người ta có thể đặt cỗ mặn Ở phần phụng hoặc sử dụng một bàn phụ riêng để bày đồ cúng mặn (phân biệt với đồ chay). Bàn phụ này còn gọi là bàn cơm hoặc bàn được thiết kế thấp hơn giúp cho mâm cúng vật phẩm cúng đa dạng và tượng trưng cho sự đầy đủ sung túc của gia đình. 

Bàn thờ là những cấu trúc trên đó có những vật cúng tế, được sử dụng cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng do đó khi bước chân vào nhà của một gia đình người ta sẽ đánh giá được ngôi nhà đó có coi trọng việc thờ cúng hay không.

Việc thờ cúng cũng sẽ được bố trí ở một không gian vô cùng trang trọng thường là ở nơi kín đáo và được thiết kế tránh nơi ồn ào thường được bố trí ở trung tâm phòng khách hoặc 1 phòng riêng biệt ở trên cao nhất của các ngôi nhà cao tầng. Tại Việt Nam, bàn thờ phổ biến trong nơi ở của người Việt, hoặc nơi thờ cúng công cộng như đình chùa, nhà thờ họ. 

Bàn thờ được phân loại theo mục đích thờ cúng bao gồm bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Chúa, bàn thờ tổ. Thiết kế nhà thờ họ 3 gian cũng là phù hợp với từng gia đình là nơi để thờ tự tưởng nhớ đến các ông bà tổ tiên và phong tục “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

 Về phần thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ ?

Ở khâu này chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và yêu cầu đầu bài từ bên gia chủ, yêu cầu về công năng diện tích, nhu cầu sử dụng và tư vấn lại cho khách hàng nên lựa chọn phương án nào hợp lý nhất, tránh cho gia chủ thiết kế quá rộng và tránh lãng phí.

Thiết kế ngoại thất nhà ở cũng được thiết kế một cách ăn khớp hợp hoàn cảnh, nhiều gia đình có sẵn nhà ở chỉ thiết kế và xây nhà thờ để gia đình họ hàng tiện cúng bái hương hỏa. Thiết kế nhà ở và nhà thờ là sự kết hợp 2 trong 1 do đó thường sẽ rất tiện kiệm diện tích (trừ các gia đình thiết kế nhà thờ riêng ở bên ngoài).

Đơn giá thiết kế nhà ở và nhà thờ được tính theo mét vuông diện tích sử dụng với đơn giá 100.000đ/m2

Nhà thờ là khu tâm linh luôn phải được dọn dẹp và chăm chút cẩn thận do đó việc thiết kế cần phải có các đội thợ thi công 1 cách chắc chắn. Kiến trúc đẹp mắt và được thiết kế một cách chỉnh chu và đem đến cho ngôi nhà cảm giác yên ấm hạnh phúc.

Khu tâm linh là nơi trang trọng và lịch sự do đó những màu sắc đỏ hay những gam màu gỗ luôn là màu dành cho thiết kế kiến trúc nhà thờ họ ở Việt Nam. Những mẫu thiết kế nhà biệt thự 1 nhà 1 tầng cấp 4 được xem là những mẫu có thể được xem như những đươch thiết kế với những đường nét khỏe khoắn và cân đối

Mẫu số 1:  mẫu thiết kế với màu sắc đỏ may mắn ấm cúng

  • Mã Sản Phẩm

    BT408077

  • Số Tầng

    Nhà 1 tầng

  • Phong Cách

    Truyền thống

  • Chiều Cao Tầng

    Trống

  • Mặt Tiền

    15m

  • Chiều Sâu

    12m

  • Diện Tích

    155m2

  • Kinh Phí Đầu Tư

    Khoảng 950 triệu đồng

  • Kích Thước Đất

    32x25m=870m2

  • Phương Án Móng

    Móng Băng

  • Cấu Tạo Mái

    Vì Kèo

  • Cấu Tạo Thang

    Trống

  • Lát Sàn

    T1: Gạch

  • Chất Liệu Cửa

    Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính

  • Trần Giả

    Trống

  • Phòng Khách

    Trống

  • Phòng SHC

    Không có phòng SHC

  • Phòng Ngủ

    2 phòng ngủ

  • Phòng Thờ

    Trống

  • Phòng Vệ Sinh

    Trống

  • Gara ô tô

    Không có gara ô tô trong nhà

  • Phòng bếp ăn

    Trống

  • Quy cách hồ sơ

    Khổ A3, khoảng 100 trang

 

Thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ được kết nối linh hoạt

Phối cảnh mẫu thiết kế nhà ở truyền thống kết hợp nhà thờ

Mặt bằng nội thất nhà ở kết hợp nhà thờ đẹp

Mẫu số 2: thiết kế mẫu nhà thờ diện tích 100m2 + kết hợp nhà ở 90m2

  • Mã Sản Phẩm

    BT812077

  • Số Tầng

    Nhà ở 1 tầng

  • Phong Cách

    Phong cách truyền thống

  • Chiều Cao Tầng

    Trống

  • Mặt Tiền

    – Nhà thờ họ: 12m – Nhà cấp 4 3 gian: 17.5m

  • Chiều Sâu

    Nhà thờ họ: 8m – Nhà cấp 4 3 gian: 7m

  • Diện Tích

    Diện tích nhà thờ họ tộc: 100m2- Diện tích nhà: 90m2

  • Kinh Phí Đầu Tư

    Khoảng 1.4- 1.5 tỷ đồng

  • Kích Thước Đất

    22x25m

  • Phương Án Móng

    Móng Băng

  • Cấu Tạo Mái

    Vì Kèo

  • Cấu Tạo Thang

    Trống

  • Lát Sàn

    T1: Gạch

  • Chất Liệu Cửa

    Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính

  • Trần Giả

    Thạch Cao

  • Phòng Khách

    23.5m2

  • Tiền sảnh

    8.5m2

  • Phòng Ngủ

    phòng ngủ 1 (20,5m2)

  • Phòng Thờ

    Phòng thờ kết hợp khách 34m2

  • Phòng Vệ Sinh

    WC ( 5m2), WC2 (5WC).

  • Hiên nhà thờ

    14m2

  • Phòng bếp ăn

    20.5m2

  • Quy cách hồ sơ

    Khổ A3, khoảng 100 trang

Ngoại cảnh bên ngoài nhà ở kết hợp nhà thờ vô cùng ấn tượng

Phối cảnh 3d mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ đẹp 

Mặt bằng bố trí nội thất nhà thờ 

Thiết kế mặt bằng mái nhà thờ đẹp

Mặt bằng nội thất nhà ở 

Mặt bằng mái mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ 

Mẫu số 3: Thiết kế nhà biệt thự chữ L cấp 4 diện tích 150m2

  • Mã Sản Phẩm

    BT910077

  • Số Tầng

    Thiết kế nhà 1 tầng

  • Phong Cách

    Hiện Đại

  • Chiều Cao Tầng

    Chiều cao tầng: 3,6m- Chiều cao mái: 3,2m- Tổng chiều cao: 6,8m

  • Mặt Tiền

    4.5m

  • Chiều Sâu

    15m

  • Diện Tích

    150m2

  • Kinh Phí Đầu Tư

    Khoảng 1 tỷ đồng

  • Kích Thước Đất

    350m2

  • Phương Án Móng

    Móng Băng

  • Cấu Tạo Mái

    Vì Kèo

  • Cấu Tạo Thang

    Trống

  • Lát Sàn

    T1: Gạch

  • Chất Liệu Cửa

    Cửa chính, Thông phòng gỗ, Kính

  • Trần Giả

    Thạch Cao

  • Phòng Khách

    26m2

  • Phòng SHC

    Không có phòng SHC

  • Phòng Ngủ

    3 phòng ngủ con 12,7m2, phòng ngủ con 2 12,8m2, phòng ngủ bố mẹ 20,8m2

  • Phòng Thờ

    Trống

  • Phòng Vệ Sinh

    phòng vệ sinh khép kín 5,1m2, vệ sinh chung 5m2.

  • Gara ô tô

    Không có gara ô tô trong nhà

  • Phòng bếp ăn

    26m2

  • Quy cách hồ sơ

    Khổ A3, khoảng 100 trang

Thiết kế nhà biệt thự 150m2 chữ l kết hợp nhà thờ

Phối cảnh nhà ở cấp 4 chữ l kết hợp nhà thờ 

Tổng mặt bằng thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ hình chữ L đẹp

Nhìn chung những mẫu thiết kế nhà thờ thường diện tích cũng không quá lớn, khoảng tầm từ 40m2-100m2 so với những gia đình xây dựng thiết kế nhà ở kết hợp thờ họ. Với cách thiết kế vô cùng độc đáo và ấn tượng ăn khớp và liền mạch phù hợp với những công trình nhà ở của từng gia đình, và được thiết kế theo đúng nhu cầu của chủ nhà.

Nhiều gia đình có điều kiện sẽ đầu tư cho các công trình nhà thờ của mình 1 cách chỉn chu nhất, nhiều gia đình có điều kiện còn làm nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ Lim để chứng tỏ được dòng tộc “trâm anh thế phiệt” khi đó các đội thợ thi công cũng cần phải các đội thợ giỏi – nghệ nhân đắp, trát tay nghề rất cao khi đó chi phí khá đắt đỏ.

Nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà cân đối bởi không gian thờ là yếu tố tâm linh nhưng cũng không có nghĩa là “hễ cứ bỏ tiền ra thờ cúng nhiều là sẽ nhận được nhiều lộc” đâu nhé!

Bạn và gia đình cần tư vấn về thiết kế nhà mọi chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0914 581221

Bình luận

500 Nhà mẫu

Đa dạng phong cách, đầy đủ hồ sơ chitiết

Tư vấn Chọn mẫu

Chọn mẫu nhà phù hợp với kích thước đất

Giám sát online

Trong toàn bộ quá trình thi công công trình

Bàn giao Hồ sơ

Miễn phí qua đường bưu điện, mua trọn bộ hồ sơ